Dùng phèn chua chữa hôi nách có thể gây nhiễm độc nhôm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác hình dạng của phèn chua. Ảnh: BV |
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Đây là trường hợp rất hy hữu, lần đầu tiên Trung tâm tiếp nhận ca nhiễm độc nhôm từ bên ngoài xâm nhập qua da và nguyên nhân lại từ một thứ rất quen thuộc, thông dụng, được sử dụng rộng rãi. Phèn chua là muối sunfat kali nhôm".
Bệnh nhân M.T.L (sinh năm 1960) nhập viện với triệu chứng ngứa lòng bàn chân, tay và toàn thân kéo dài hai tháng mà không có các nốt ban hay sẩn mề đay. Sau khi thăm khám và xét nghiệm, kết quả cho thấy nồng độ nhôm trong máu và nước tiểu của bệnh nhân cao hơn mức cho phép. Cụ thể, chỉ số nhôm trong máu là 12,5mcg/lít (mức cho phép dưới 12mcg/lít) và trong nước tiểu là 47,37mcg/24h (mức cho phép dưới 12mcg/24h).
Bệnh nhân M.T.L chia sẻ, khoảng 10 năm nay, bà thường xuyên sử dụng phèn chua rang lên, tán bột và bôi nách ngày 2 lần để chữa hôi nách. Đây là một mẹo chữa dân gian được nhiều người sử dụng, lan truyền. Bản thân bà cũng không hề nghĩ đến nguy cơ bị nhiễm độc.
BS Nguyên giải thích: "Trường hợp này qua da và chức năng thận hoàn toàn bình thường, rất hiếm gặp. Khi nhôm vào cơ thể thì tích lũy và gắn chặt ở xương, nên việc đào thải, khai trừ nhôm ra khỏi cơ thể rất khó khăn và mất nhiều thời gian".
Nhiễm độc nhôm có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe, bao gồm: bệnh thiếu máu nhược sắc hồng cầu giống như bệnh thiếu sắt nhưng chữa không tác dụng; chứng nhuyễn xương (osteomalacia); bệnh lý não với các biểu hiện như rối loạn về phát âm, nói khó, nói lắp, câm, bất thường điện não, giật cơ, co giật, sa sút trí tuệ, khó giữ tư thế và thăng bằng
BS Nguyên khuyến cáo: "Với phèn chua, người dân có lẽ không nên bôi kéo dài trên da, nên dùng các sản phẩm chăm sóc da thì có hàm lượng nhôm thấp hơn nhiều. Người bị bệnh dạ dày tá tràng thì nên đi khám bệnh và được bác sĩ kê đơn an toàn, không tự dùng các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày kéo dài, đặc biệt khi có suy thận".
Theo Ủy ban Châu Âu, các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm chứa nhôm với hàm lượng không quá mức sau đây thì không có nguy cơ nhiễm độc nhôm: các sản phẩm ngăn mồ hôi hoặc khử mùi không phải dạng xịt: nhôm không quá 6.25%; các sản phẩm ngăn mồ hôi hoặc khử mùi dạng xịt: nhôm không quá 10.60%; kem đánh răng: nhôm không quá 2.65%; son môi: nhôm không quá 0,77%
Sau thời gian điều trị gần 1 tháng từ 17/6 đến 12/7, tình trạng bệnh nhân M.T.L đã được cải thiện đáng kể. Bệnh nhân đã được ra viện, tiếp tục uống thuốc ngoại trú và khám lại định kỳ.
Thuận tiện cho người bệnh, tối ưu nguồn lực y tế | |
Cứu sống bệnh nhân ngã từ tầng 7 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại