Chủ nhật 24/11/2024 01:17

Di dời các cơ quan Bộ, ngành và trường ĐH ra khỏi nội đô Hà Nội: Vì sao còn chậm?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trước đây, Thủ tướng đã có quyết định giao cho Bộ Xây dựng thực hiện việc di dời các cơ quan Bộ, ngành và trường ĐH ra khỏi nội đô TP Hà Nội, nhưng đến nay chưa thực hiện được.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, các Bộ, ngành và TP Hà Nội cần xây dựng các đề án di dời và xác định danh mục cơ sở cần phải di dời, lộ trình di dời khỏi nội đô để đảm bảo tiến độ đề ra	 Ảnh: Khánh Huy
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, các Bộ, ngành và TP Hà Nội cần xây dựng các đề án di dời và xác định danh mục cơ sở cần phải di dời, lộ trình di dời khỏi nội đô để đảm bảo tiến độ đề ra. Ảnh: Khánh Huy

Việc di dời triển khai còn chậm…

Theo ông Phạm Quốc Tuyến - PGĐ Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, việc các cơ quan Bộ, ngành Trung ương chưa di dời cũng là một trong các nguyên nhân gây ùn tắc các trục đường hướng tâm. Quy hoạch chung phát triển Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng phê duyệt năm 2011 có mô hình phát triển có đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh.

Trong đó, đô thị vệ tinh cũng là các cực hút để tạo thành các trung tâm về công nghiệp, giáo dục… ra ngoài đô thị trung tâm, như vậy góp phần giảm tải giao thông vào nội đô. Nhưng đến nay, việc xây dựng các đô thị vệ tinh chưa triển khai được nhiều. Do vậy, đây cũng là một nguyên nhân khiến lưu lượng giao thông dồn vào đô thị trung tâm còn rất lớn.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, hiện việc di dời triển khai còn chậm do đòi hỏi nhu cầu vốn ngân sách rất lớn. Nguồn vốn thực hiện di dời và xây dựng cơ sở mới chưa được bố trí, chưa có phương án huy động nguồn lực xây dựng.

Tại Văn bản số 1445/BXD-QHKT ngày 26/4/2022, Bộ Xây dựng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương và TP Hà Nội thúc đẩy tiến độ lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, xác định danh mục cơ sở cần phải di dời, lộ trình di dời, biện pháp thực hiện và xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ di dời theo nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 130/QĐ-TTg.

Được biết, Bộ Xây dựng đã thực hiện rà soát 36 cơ quan Trung ương thuộc đối tượng quy hoạch để xây dựng các phương án quy hoạch cụ thể. Chính phủ đã đồng ý chủ trương bố trí hệ thống trụ sở Bộ, ngành theo đề xuất của Bộ Xây dựng; trong đó, chỉ đạo tập trung phát triển tại khu Tây Hồ Tây (khoảng 35 ha) và một phần tại khu vực Mễ Trì.

Theo Bộ Xây dựng, phương án di dời gồm 2 nhóm. Thứ nhất là nhóm cơ quan đã xây dựng trụ sở tại vị trí mới và cải tạo chỉnh trang tại chỗ: bao gồm 23 cơ quan, trong đó 8 cơ quan đã được bố trí quỹ đất và thực hiện đầu tư xây mới và 15 cơ quan thực hiện cải tạo tại chỗ.

Nhóm cơ quan đề xuất di dời gồm 13 cơ quan gồm: BHXH Việt Nam, Bộ GTVT, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT; Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Xây dựng (các cơ quan này đã đề xuất xây dựng trụ sở mới tại khu vực quy hoạch xây dựng các trụ sở bộ ngành); Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ NN&PTNT, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Cần hoàn thiện sớm đồ án quy hoạch trụ sở các Bộ, ngành

Căn cứ Quyết định số 658/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, Bộ Xây dựng được giao tổ chức cuộc thi ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể khu trụ sở làm việc của các Bộ, ngành Trung ương tại khu vực Tây Hồ Tây làm cơ sở lập, hoàn thiện đồ án quy hoạch hệ thống trụ sở Bộ, ngành.

Đến nay, Bộ Xây dựng đã hoàn thành tổ chức cuộc thi này và trên cơ sở kết quả thi tuyển đang chỉ đạo hoàn thiện đồ án quy hoạch hệ thống trụ sở làm việc của các Bộ, ngành Trung ương, làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt; có văn bản gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan về đồ án quy hoạch khu trụ sở Bộ, ngành tại Tây Hồ Tây và Mễ Trì, Hà Nội. Tính đến ngày 16/9/2022, Bộ Xây dựng đã nhận đủ văn bản góp ý trong đó đa số đồng thuận với các nội dung chính của đồ án; một số cơ quan bổ sung, làm rõ nhu cầu sử dụng trong tương lai. Tiếp thu các ý kiến đóng góp, đồ án đã được chỉnh sửa, bổ sung các nội dung phù hợp.

Hiện Bộ Xây dựng đang triển khai lấy thêm ý kiến cộng đồng dân cư tại các khu đất thuộc phạm vi ranh giới nghiên cứu lập đồ án quy hoạch (phường Mễ Trì và Trung Văn quận Nam Từ Liêm; phường Xuân La quận Tây Hồ, phường Xuân Tảo quận Bắc Từ Liêm). Phần việc này dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 11/2022, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2022 để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Về giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ đã báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo một số nội dung, trong đó, các Bộ, ngành Trung ương và TP Hà Nội cần thúc đẩy tiến độ lập các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, xác định danh mục cơ sở cần phải di dời, lộ trình di dời, biện pháp thực hiện và xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ di dời theo nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cũng nêu rõ, theo Quyết định 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, BV, cơ sở giáo dục ĐH, nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành đã xác định: Việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp, cơ quan đơn vị được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị.

Không làm tăng chất thải cho khu vực nội thành, đảm bảo cân bằng nhu cầu về hạ tầng xã hội, kỹ thuật và môi trường đô thị, không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch. Đối với những công trình xây dựng có giá trị về lịch sử, văn hóa và kiến trúc cần được thực hiện bảo tồn, phục chế tôn tạo theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Ưu tiên sử dụng các công trình này cho các mục đích công cộng…

Theo các nguyên tắc này, trong quá trình thực hiện di dời phải bảo đảm đúng nguyên tắc, thực hiện đúng quy hoạch đô thị và quá trình xem xét đầu tư các dự án cũng phải đúng với quy hoạch phát triển đô thị.

Di dời hạ tầng đường sắt ga Hà Nội và Giáp Bát để làm dự án metro Yên Viên- Ngọc Hồi
Hà Nội tổng kiểm tra PCCC các cơ sở karaoke, quán bar, vũ trường
Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tuyên dương cán bộ trẻ có nhiều sáng kiến cải cách hành chính nổi bật

Tuyên dương cán bộ trẻ có nhiều sáng kiến cải cách hành chính nổi bật

Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình “Tuyên dương cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi thành phố Hà Nội năm 2024”. Đó là các cán bộ tiêu biểu có nhiều sáng kiến cải cách hành chính, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phục vụ, triển khai chính quyền điện tử.
Hà Nội triển khai quy định về định danh và xác thực điện tử

Hà Nội triển khai quy định về định danh và xác thực điện tử

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký Công văn số 3878/UBND-CATP ngày 21/11/2024 về việc triển khai thực hiện Nghị định 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử.
Lý do thanh niên có ý định tự tử ở vườn hoa

Lý do thanh niên có ý định tự tử ở vườn hoa

Thông tin từ Công an phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội, đơn vị đã kịp thời cứu người có ý định tự tử…
Quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông

Quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 69/2024/TT-BCA quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2025; thay thế Thông tư số 26/2017/TT-BCA ngày 22/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
Tình trạng các đoàn xe đạp thể thao đi vào cao tốc: cần chế tài đủ sức răn đe

Tình trạng các đoàn xe đạp thể thao đi vào cao tốc: cần chế tài đủ sức răn đe

Tình trạng các đoàn xe đạp thể thao đi vào cao tốc, gây nguy hiểm cho các phương tiện khác đang tham gia giao thông đã được báo chí phản ánh nhiều lần. Để ngăn chặn dứt điểm tình trạng trên, thời gian tới lực lượng chức năng đề xuất tăng chế tài xử lý, lắp thêm camera giám sát giao thông...
Chất lượng văn bản chi tiết giúp Luật Thủ đô phát huy trong thực tiễn

Chất lượng văn bản chi tiết giúp Luật Thủ đô phát huy trong thực tiễn

TS. Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, chất lượng của các văn bản quy định chi tiết là yếu tố quyết định để Luật Thủ đô 2024 phát huy được tác dụng trong thực tiễn.
Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long

Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long

Lần đầu tiên người dân tự biết cách đo mức độ hấp thụ carbon từ các loài cây khác nhau trong rừng ngập mặn, tạo ra nền móng cơ bản mang tính khoa học để Cục Lâm nghiệp đưa ra hướng dẫn cách đo carbon trong rừng ngập mặn cho toàn quốc. Với sự tham gia tích cực của cộng đồng, số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp giảm đáng kể trong khi thu nhập bình quân của các hộ gia đình dựa vào sinh kế liên quan đến rừng ngập mặn tăng rõ rệt. Đây là những kết quả nổi bật được chia sẻ tại lễ tổng kết dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long – giai đoạn 1” diễn ra tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Dự báo thời tiết 23/11: miền Bắc se lạnh; miền Trung mưa lớn tiếp diễn

Dự báo thời tiết 23/11: miền Bắc se lạnh; miền Trung mưa lớn tiếp diễn

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 23/11.
Dự báo thời tiết 22/11: miền Bắc ngày nắng, đêm lạnh; miền Trung mưa lớn cục bộ

Dự báo thời tiết 22/11: miền Bắc ngày nắng, đêm lạnh; miền Trung mưa lớn cục bộ

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 22/11.
Các môn thi học sinh giỏi lớp 9 bậc THCS năm 2024-2025 có sự thay đổi như thế nào?

Các môn thi học sinh giỏi lớp 9 bậc THCS năm 2024-2025 có sự thay đổi như thế nào?

Theo kế hoạch tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố các môn văn hóa lớp 9 bậc THCS năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội quy định số môn thi là 7 môn.
Chỉ cấm dạy thêm nếu giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp

Chỉ cấm dạy thêm nếu giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp

Giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội góp ý xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, trả lời câu hỏi về việc “yêu cầu nhóm yếu học thêm” và có chính sách đáp ứng nhu cầu được học thêm của học sinh, phụ huynh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương của Bộ không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
“Hộp tri ân” - nơi chứa đựng những tình cảm yêu thương, biết ơn dành cho thầy cô

“Hộp tri ân” - nơi chứa đựng những tình cảm yêu thương, biết ơn dành cho thầy cô

Trong tuần lễ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, 55 tập thể lớp của trường THPT Việt Đức (Hà Nội) đã cùng nhau tạo nên những “Hộp tri ân” bày tỏ tấm lòng yêu thương, biết ơn dành cho các thầy, cô giáo.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động