Thứ sáu 08/11/2024 07:26

Đề xuất sửa đổi quy định xử phạt vi phạm về phòng, chống thiên tai, bảo vệ đê điều

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14-9-2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.
de xuat sua doi quy dinh xu phat vi pham ve phong chong thien tai bao ve de dieu
Ảnh minh họa

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Nghị định 104/2017/NĐ-CP ban hành đã tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao ý thức của người dân, phòng ngừa, đấu tranh đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều và phòng, chống thiên tai.

Tuy nhiên, ngày 19-6-2017, Luật Thủy lợi được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua và có hiệu lực từ ngày 1-7-2018. Để phù hợp với Luật Thủy lợi và các văn bản quy định chi tiết, điều đó đòi hỏi phải tiến hành rà soát, cập nhật để sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy lợi quy định tại Chương III của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP để bảo đảm sự thống nhất, phù hợp của hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14-9-2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều gồm 5 điều. Trong đó, đề xuất bổ sung 1 điều và sửa 3 điều của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất bổ sung xử phạt đối với hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra hoạt động thủy lợi; chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ứng phó khẩn cấp khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố. Đây là các hành vi mới được quy định tại Điều 8 của Luật Thủy lợi.

Cụ thể, phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: 1- Cản trở việc thanh tra, kiểm tra hoạt động thủy lợi; 2- Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ứng phó khẩn cấp khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt vi phạm về vận hành công trình thủy lợi, bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, vi phạm quy định của giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với mức phạt lên tới 100 triệu đồng.

TQ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động