Thứ sáu 22/11/2024 04:23

Đẩy mạnh tuyên truyền phân loại chất thải rắn từ các tổ dân phố

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thực trạng thu gom, vận chuyển rác thải hiện nay tại Hà Nội đối với rác thải sinh hoạt còn tự phát. Vì vậy, để thực hiện Nghị định 45/2022/NĐ-CP về quy định hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt và không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định có thể bị phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng, rất cần sự ra quân quyết liệt và đồng bộ của cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở, vai trò then chốt từ các tổ dân phố, khu, xóm.
Hình ảnh quen thuộc tại nhiều bãi rác, rác thải nhựa, giấy có thể tái chế không được phân loại ban đầu. Ảnh tư liệu
Hình ảnh quen thuộc tại nhiều bãi rác, rác thải nhựa, giấy có thể tái chế không được phân loại ban đầu. Ảnh tư liệu

Hà Nội là đô thị lớn, quy mô dân số ước tính khoảng hơn 9 triệu người. Với lượng chất thải rắn sinh hoạt cần xử lý vào khoảng 6.500 tấn ngày. Trong đó, rác thải thực phẩm chiếm 51,9% (khoảng hơn 3.600 tấn), chất trơ (da, gỗ, cao su,…) chiếm 38% (khoảng 2.700 tấn), lượng chất thải rắn có thể tái chế chiếm 7,1% (khoảng 500 tấn).

Hiện nay, có đến 90% lượng chất thải rắn sinh hoạt buộc phải thực hiện theo hình thức chôn, lấp gây ô nhiễm môi trường, chỉ có 2% chất thải rắn sinh hoạt được xử lý. Nguyên nhân do rác hữu cơ, vô cơ, chất thải rắn không được người dân phân loại rác tại nguồn.

Nhằm khắc phục vấn đề cấp bách trên, Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường nêu rõ hành vi vi phạm không phân loại rác tại nguồn. Theo đó, gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt và không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định có thể bị phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng. Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/8.

Thực tế hiện nay, rác thải là vấn đề “nóng” của đô thị, người dân vô tư xả rác không đúng quy định, gần như không tiến hành phân loại, thì việc thực hiện Nghị định 45/2022/NĐ-CP lại là một bài toán “khó”.

Để thực hiện quy định, không chỉ là sự quản lý đồng bộ từ cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở mà rất cần tuyên truyền ý thức hiểu biết của người dân thông qua các kênh thông tin từ các tổ dân phố trên địa bàn.

Với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, ngoài việc phát tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, đẩy mạnh tuyên truyền lưu động trên địa bàn giúp nâng cao ý thức về thu gom, phân loại, xử lý rác tại hộ gia đình.

Có hướng dẫn cụ thể phân loại rác tại gia đình, bao gồm rác vô cơ, rác hữu cơ. Triển khai các thùng rác phân loại tại nguồn ở khu vực dân cư để người dân có ý thức hơn trong việc thu, gom, phân loại rác. Bên cạnh hoạt động tuyên truyền, quy định về thời gian thu gom rác hàng ngày, các thùng rác phải ghi tên hộ gia đình.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc phân loại rác và sử dụng vật phẩm tái chế, chính quyền cần thực hiện xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm về vệ sinh môi trường.

Tất nhiên, việc thay đổi thói quen của người dân là việc làm không phải thực hiện được một sớm, một chiều nhưng với các hoạt động ra quân tích cực sẽ góp phần nâng cao ý thức của người dân, giảm lượng rác thải rắn không được phân loại từ đầu nguồn.

Những hiệu quả từ chương trình xử lý, thu gom rác tại nguồn
Ước tính chỉ có 2% rác thải nhựa được tái chế tại Hà Nội
Từ 25/8, không phân loại rác sinh hoạt sẽ bị phạt nặng
Trí Đức
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động