Đang làm vườn, người đàn ông bị sốc phản vệ do bị cả đàn côn trùng cắn
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc phản vệ nặng do ong vàng tấn công |
Thông tin từ BV Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, vừa qua các bác sỹ tại BV tiếp nhận cấp cứu nam bệnh nhân 40 tuổi ở Đoan Hùng, Phú Thọ bị phản vệ nặng do ong vàng (cách gọi khác là ong vang) đốt.
Theo đó, buổi chiều muộn, trong khi dọn vườn nhà, anh N.X.T không may bị đàn ong vàng đốt. Vốn có thông tin, hiểu biết về những nguy hiểm khi bị ong tấn công, anh T biết rằng mình có thể có nguy cơ phản vệ với nọc ong nên cũng chuẩn bị để đến bệnh viện khám.
Chỉ sau đó ít phút, anh T, đã cảm thấy triệu chứng hồi hộp, tức ngực khó thở tăng nhiều và được người nhà đưa tới BV Đa khoa Hùng Vương cấp cứu khẩn cấp. Tình trạng của anh T diễn biến rất nhanh, quãng đường từ nhà tới bệnh viện chỉ hơn 1 km nhưng khi tới Trung tâm cấp cứu 115 Hùng Vương, anh T đã rơi vào trạng thái tiền hôn mê, thở rít, SpO2 dưới 80%, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt, da, niêm mạc toàn thân tím tái ...
Ngay lập tức, bệnh nhân được ê-kíp trực xử trí nhanh, chính xác theo phác đồ, sử dụng kịp thời các thuốc vận mạch, chống sốc mà trong đó chủ lực vẫn là Adrenalin. Chỉ sau ít phút bệnh nhân đã thoát cơn nguy kịch, các chỉ số sinh tồn dần ổn định. Hiện tại, bệnh nhân đã hoàn toàn ổn định và có thể ra viện trong vài giờ tới.
Các bác sỹ khuyến cáo, sốc phản vệ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và hậu quả vô cùng nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó, khi cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi tiếp xúc với các dị nguyên như: ong đốt, kiến đốt, tiêm, uống thuốc, ăn các loại thực phẩm... người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Theo các chuyên gia y tế cho biết, trong trường hợp không may bị ong vàng đốt, người bệnh sẽ có khả năng cao bị nhiễm độc, dẫn đến sốt cao. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như số lượng ong đốt, vị trí bị đốt.
Sẽ rất nguy hiểm nếu bị một số lượng lớn ong vàng đốt vào những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể như đầu, cổ, gáy, mắt,… thì mức độ nghiêm trọng càng tăng cao.
Nếu không may bị ong vàng đốt ở những vị trí như đầu, cổ, vai, mặt thì các bạn nên đến trung tâm, bệnh viện gần nhất để thăm khám sớm nhất có thể. Còn với những trường hợp nhẹ hơn cũng không nên chủ quan vì nọc độc của ong vàng rất cao và sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu để lâu trong cơ thể mà không lấy ra sớm, sẽ có nguy cơ gây ra một số tình trạng như tan máu, vỡ hồng cầu, tổn thương cơ, rối loạn đông máu…Nặng hơn có thể bị suy tim hoặc suy thận.
Để giảm thiểu tối đa nguy hại đến từ việc bị ong vàng đốt, mọi người nên thật cẩn trọng trong việc tiếp xúc gần với các tổ ong.
Mang rắn vào nhà nghỉ, bị rắn cắn chết | |
Người đàn ông suýt mất mạng vì bất ngờ bị cắn vào tai khi đang ngủ | |
Giấu 3 con rắn lục cực độc trong tủ quần áo để làm "thú cưng", bé trai bị cắn nhập viện |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại