Thứ sáu 22/11/2024 14:27
Xét xử phúc thẩm vụ án sai phạm tại Công ty Việt Á:

Đại diện VKSND: không có cơ sở để xem xét kháng cáo của 11 bị cáo

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sau hơn 1 ngày xét hỏi, Viện kiểm sát Nhân dân (VKSND) đã công bố luận điểm trong phiên toà phúc thẩm xem xét kháng cáo của 11 bị cáo trong vụ án sai phạm tại Công ty Việt Á.
Đại diện VKSND: không có cơ sở để xem xét kháng cáo của 11 bị cáo
Các bị cáo trong phiên xét xử phúc thẩm sáng 15/5. Ảnh: N.P

Chiều 16/5, phiên xét xử phúc thẩm cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cùng 10 bị cáo khác liên quan đến đại án Việt Á kết thúc phần xét hỏi.

Trước khi phiên tòa chuyển sang phần tranh luận, đại diện VKSND Cấp cao công bố bản luận tội đối với các bị cáo. Theo đó, đại diện VKSND bác kháng cáo của 11 bị cáo.

Đối với kháng cáo xin giảm nhẹ tội của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, đại diện VKSND cho rằng, dù ông Long đã xuất trình biên lai nộp khắc phục hậu quả thêm 1 tỷ đồng, nhưng bị cáo nhận hối lộ nhiều lần, số tiền rất lớn, hành vi phạm tội của bị cáo gây hậu quả nghiêm trọng.

Hơn nữa, các tình tiết giảm nhẹ tội cho bị cáo như gia đình có công với cách mạng, bị cáo có thành tích trong công tác… đã được tòa án cấp sơ thẩm xem xét để đưa ra mức án 18 năm tù về tội Nhận hối lộ là hợp lý. Vì vậy, không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Thanh Long.

Bị cáo Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á, là người giữ vai trò cao nhất, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền đặt biệt lớn nên phải chịu tình tiết tăng nặng.

Tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt Phan Quốc Việt 29 năm tù về 2 tội Đưa hối lộ và Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, là đã áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, đúng người đúng tội.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Tổng giám đốc Công ty Việt Á đã nộp khắc phục thêm 200 triệu đồng; song VKS đánh giá số tiền nộp khắc phục thêm này là quá ít.

Do đó, quan điểm của VKSND Cấp cao là bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của Phan Quốc Việt.

Đại diện VKSND: không có cơ sở để xem xét kháng cáo của 11 bị cáo
Bị cáo Phan Quốc Việt được dẫn giải đến toà. Ảnh: Q.A

Về kháng cáo của bà Đàm Thị Trinh (mẹ của Phan Quốc Việt) đề nghị tòa hủy bỏ kê biên, phong tỏa hàng chục sổ tiết kiệm đứng tên của bà tại các ngân hàng với tổng số tiền hơn 400 tỷ đồng và bà Hồ Thị Thanh Thuỷ (vợ của Phan Quốc Việt) đề nghị hủy bỏ việc kê biên, phong tỏa 2 sổ tiết kiệm đứng tên 2 con với tổng số tiền 20 tỷ đồng, VSKND cũng đưa ra quan điểm không chấp nhận kháng cáo.

Cơ quan công tố cho hay, đây là số tiền bất hợp pháp, do Phan Quốc Việt thu lời bất chính từ việc bán kit xét nghiệm trong giai đoạn 2020-2021 mà có.

VKSND cũng đã bác kháng cáo của 9 bị cáo còn lại, đề nghị giữ nguyên mức án sơ thẩm.

Tội “Nhận hối lộ”:

Bị cáo Nguyễn Thanh Long - cựu Bộ trưởng Bộ Y tế (án sơ thẩm 18 năm);

Phạm Duy Tuyến - cựu Giám đốc CDC Hải Dương (án sơ thẩm 13 năm);

Trịnh Thanh Hùng - cựu Vụ phó thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (án sơ thẩm 14 năm);

Nguyễn Nam Liên - cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế (án sơ thẩm 7 năm).

Tội “Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”:

Bị cáo Phan Quốc Việt, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á (án sơ thẩm 29 năm)

Bị cáo Vũ Đình Hiệp - Cựu Phó tổng giám đốc Việt Á (án sơ thẩm 15 năm)

Tội “Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”:

Ngụy Thị Hậu - cựu Phó phòng Tài chính kế toán, CDC tỉnh Bắc Giang (án sơ thẩm 30 tháng):

Trần Thanh Phong - cựu Phó phòng Tài chính Kế toán, CDC tỉnh Bình Dương (án sơ thẩm 24 tháng án treo);

Trần Thị Hồng - nhân viên Công ty Việt Á (án sơ thẩm 30 tháng);

Lê Thị Hồng Xuyên - cựu nhân viên CDC tỉnh Bình Dương (án sơ thẩm 24 tháng);

Nguyễn Trường Giang - Giám đốc Công ty VNDAT (án sơ thẩm 30 tháng).

Theo nội dung vụ án, đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc) và lây lan đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trước tình hình trên, Chính phủ đã triển khai nhiều chủ trương, biện pháp để ứng phó, trong đó có giao cho Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động, tích cực triển khai việc nghiên cứu, chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch.Khi đó, Phan Quốc Việt đã đặt vấn đề, thống nhất với Trịnh Thanh Hùng (cựu Vụ phó Vụ KH&CN các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ KH&CN) về việc giúp Công ty Việt Á được tham gia nghiên cứu với mục đích sử dụng kết quả Đề tài để sản xuất, bán thương mại kit xét nghiệm.

Tổng giám đốc Việt Á thỏa thuận về việc chia phần trăm doanh thu của Công ty Việt Á từ việc tiêu thụ kit xét nghiệm; trao đổi, bàn bạc để giúp Công ty Việt Á sử dụng biên bản nghiệm thu Đề tài để lập hồ sơ gửi Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành, sản xuất, bán ra thị trường, giúp Công ty Việt Á hưởng lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn…

Phan Quốc Việt đã thỏa thuận ăn chia, đưa tiền hối lộ, tiền cảm ơn nhiều lần, với tổng số tiền 3,45 triệu USD và 4 tỷ đồng. Để tiêu thụ kit xét nghiệm tại các địa phương với số lượng lớn và được thanh toán theo giá đã nâng khống, theo cáo trạng, Phan Quốc Việt và cấp dưới đã thông đồng, cấu kết với lãnh đạo, nhân viên các cơ sở y tế công lập thực hiện hành vi trái quy định về đấu thầu, ứng hàng sử dụng trước, hợp thức thủ tục, hồ sơ thanh toán sau theo đơn giá do Công ty Việt Á đưa ra.

Quá trình tiêu thụ kit xét nghiệm, Phan Quốc Việt chỉ đạo các nhân viên tính toán và chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng; trực tiếp hoặc chỉ đạo đưa hối lộ tổng cộng hơn 34 tỷ đồng cho các lãnh đạo, nhân viên tại các cơ sở y tế công lập trên phạm vi cả nước.

Cựu Tổng Giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt phủ nhận mức thiệt hại hơn 1.200 tỷ Cựu Tổng Giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt phủ nhận mức thiệt hại hơn 1.200 tỷ
Mẹ bị cáo Phan Quốc Việt đề nghị trả lại 52 cuốn sổ tiết kiệm Mẹ bị cáo Phan Quốc Việt đề nghị trả lại 52 cuốn sổ tiết kiệm
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động