Đã nhận chỉ trích nặng nề vì hành động phản cảm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênSau khi đăng tải, clip trên đã nhận được rất nhiều phản ứng trái chiều của cộng đồng mạng, những lời chỉ trích nặng nề của người xem vì hành động phản cảm. |
Cổ tự ngàn năm ở vùng đất Kinh Bắc
Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc. Là một trong những ngôi chùa cổ kính, linh thiêng, có tên gọi chính xác là chùa Quán Âm núi Bổ Đà hay Bổ Đà Sơn Quán Âm Sơn Tự, gọi tắt là chùa Bổ hay Tứ Ân Tự. Chùa toạ lạc ở vị trí phong thuỷ đắc địa, nằm về phía Bắc của chân núi Phượng Hoàng thuộc dãy núi Bổ Đà, xa xa là dòng sông Cầu thơ mộng.
Chùa được xây dựng bằng các vật liệu như gạch nung, ngói, tiểu sành…Tường bao được làm bằng đất rất độc đáo. Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường.
Khu di tích chùa Bổ Đà có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam. Đó là lối kiến trúc “nội thông ngoại bế”, được bao bọc bởi hệ thống rặng tre xanh tốt và hệ thống tường trình đất như một chiến lũy bảo vệ vững chắc, tạo nên vẻ u tịch, linh thiêng…
Các mảng chạm khắc tinh xảo tại các hạng mục kiến trúc của di tích thể hiện nhiều đề tài phong phú như: Hoa văn vân mây, vân xoắn, hoa cúc, hình lá lật, linh thú, đề tài tứ linh, tứ quý… như một bảo tàng kiến trúc.
Nét độc đáo của chùa Bổ Đà là một trong những vườn tháp đẹp và lớn nhất trong cả nước, gồm 110 ngôi tháp và mộ lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, có 97 ngôi tháp cổ có lịch sử hàng trăm năm là nơi tàng lưu tro cốt xá lỵ nhục thân của 1.214 tăng ni phật tử thiền phái Lâm Tế trong cả nước. Các ngôi tháp đều được xây bằng gạch và đá, với kỹ thuật truyền thống bắt mạch vôi mật mía. Các ngôi tháp mộ xếp hàng hàng, lớp lớp và được xếp đặt theo những qui định riêng rất chặt chẽ của thiền môn.
Bên cạnh những giá trị về kiến trúc, thẩm mỹ, chùa Bổ Đà hiện nay còn lưu giữ một kho tàng di sản Hán Nôm trên nhiều loại hình và Bộ ván kinh Phật là một trong những Bộ kinh khắc gỗ cổ nhất Việt Nam với hơn 2.000 mộc bản, có ý nghĩa to lớn cho việc nghiên cứu khoa học.
Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Bổ Đà được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2499/QĐ-TTg ngày 22/12/2016.
Nổi tiếng bất chấp
Qua đây có thể thấy, chùa Bổ Đà là nơi yên nghỉ của hơn 1.000 vị cao tăng, là nơi linh thiêng, một trong những ngôi chùa độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc và là trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Phần lớn người dân khi đến chùa đều tự có ý thức, có văn hóa trong ăn mặc và hành xử, nên thường sẽ không mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa. Bởi ai cũng biết chùa chiền là nơi linh thiêng và cần phải ăn mặc kín đáo nhất có thể.
Thế nhưng, mới đây vẫn còn các cô gái chọn nơi linh thiêng như thế để quay TikTop trên nền nhạc remix, ưỡn ngực khoe mông, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và văn hóa Việt Nam.
Sau khi đăng tải, clip trên đã nhận được rất nhiều phản ứng trái chiều của cộng đồng mạng, những lời chỉ trích nặng nề của người xem vì hành động phản cảm. Hiện clip đã bị ẩn hoặc xóa.
Dù trước đó cũng có nhiều người ăn mặc phảm cảm khi đến chùa, bị phê phán nhưng dường như vẫn còn số ít người vì muốn “nổi tiếng” hay thích câu view, câu like nên sẵng sàng có những hành động “nhố nhăng”, miễn sao thu hút được sự chú ý của cộng đồng.
Đa số người đến chùa lễ bái, vãn cảnh hay cúng thường ăn mặc tử tế, đẹp đẽ. Tuy nhiên, có ít người ăn mặc phản cảm. Điều đó thật đáng phê phán. Việc những du khách đến chùa có những hành vi phản cảm ảnh hưởng thế nào đến cảnh quan nơi đền, chùa, cũng như những người hành hương.
Theo ông Nguyễn Hùng Vĩ - nhà nghiên cứu văn học dân gian, nguyên giảng viên trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội: Nghi lễ nhà Phật có 4 hình thức lễ bái: Thân lễ bái, tâm lễ bái, khẩu lễ bái và ý lễ bái. Thân lễ bái đứng đầu. Đó là trang phục, dung nghi, phong thái, động tác... của người đi lễ. Trang phục lịch sự, dung nghi đoan chính, phong thái cẩn trọng, động tác từ tốn, đúng lễ nghi.
Ăn mặc phản cảm không những thiếu tri thức tối thiểu về lễ mà còn gây khó chịu cho người khác, cho đồng đạo, cho người hành hương, thiếu tôn trọng chủ nhà và thể hiện ứng xử văn hóa thấp.
Cũng theo ông, chùa chiền trước hết là một không gian công cộng, không gian thiêng liêng, có lễ nghi và có chủ nên khi đi chùa, dù là để vãn cảnh cũng cần sự phù hợp. Đó là hiểu các nghi thức, lễ nghi của nhà chùa mà hành động cho hài hòa với tổng thể văn hóa.
Vấn đề là truyền thông về ý thức, sự hiểu biết về nghi thức là một điều cần làm thường xuyên. Các chùa lớn đều là các di tích văn hóa lịch sử, cần có những quy định, những khuyến nghị về ứng xử chốn cửa thiền, di tích. Đồng thời, trong việc dạy văn hóa hoặc giáo lý cũng cần đưa thành nội dung cho các tín đồ, cho mọi công dân. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại