Thứ tư 24/04/2024 05:23

Cựu Đại tá Nguyễn Thế Anh bị đề nghị án chung thân

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Xét thấy cựu đại tá Nguyễn Thế Anh, cựu Phó Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389, cựu Chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang, không thành khẩn khai báo, phản bác cáo trạng, Viện kiểm sát quân sự Trung ương đề nghị án chung thân đối với bị cáo này.
Cựu Đại tá Nguyễn Thế Anh bị đề nghị án chung thân
Bị cáo Nguyễn Thế Anh

Sáng 14/7, đại diện Viện kiểm sát (VKS) quân sự Trung ương nêu quan điểm luận tội 14 bị cáo trong vụ án “Buôn lậu”, “Nhận hối lộ”, “Tổ chức người đi nước ngoài trái phép” và “Không tố giác tội phạm”.

Theo đó, VKS đề nghị tòa tuyên phạt bị cáo Lê Văn Minh, bị cáo Lê Xuân Thanh, cựu Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 3 lần lượt bị đề nghị tuyên phạm tội Nhận hối lộ, theo Điều 354 Bộ Luật hình sự. Mức án tương ứng mức án 15 – 17 năm tù với Lê Văn Minh, 15 năm tù với Lê Xuân Thanh. VKS cũng đề nghị HĐXX tuyên cấm hai bị cáo đảm nhiệm công việc, chức vụ liên quan lĩnh vực kinh tế trong 5 năm sau khi chấp hành xong án tù.

Riêng bị cáo Nguyễn Thế Anh (cựu đại tá, Chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang, cựu Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) bị đề nghị mức án chung thân về tội “Nhận hối lộ” và “Tổ chức cho người đi nước ngoài trái phép”.

Theo VKS, ông Thế Anh phụ trách nhiều cương vị trọng yếu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và chống buôn lậu nói riêng, nhưng vì tư lợi đã đồng ý giúp đỡ, bao che, bảo kê cho hoạt động buôn lậu xăng và nhận hối lộ trên 19 tỷ đồng.

Khi nhóm buôn lậu bị bắt, ông Thế Anh còn hướng dẫn, đưa tiền cho đồng phạm đi trốn nhằm “che giấu hành vi nhận hối lộ” của mình.

Tại tòa, ông Thế Anh kêu oan, phủ nhận mọi cáo buộc. Tuy nhiên, qua các bằng chứng, tài liệu và lời khai của các đồng phạm, người làm chứng đã có đầy đủ cơ sở chứng cứ buộc tội ông Thế Anh.

Với tội danh “Buôn lậu”, VKS đề nghị Toà án Quân sự Quân khu 7 tuyên phạt cựu đại tá, cựu Trưởng phòng Xăng dầu Phùng Danh Thoại mức án 7-9 năm, theo khoản 4, Điều 188, Bộ Luật Hình sự. Ông Thoại là người duy nhất trong 14 người bị truy tố tội danh này. Theo cáo buộc, ông đã góp vốn 5 tỷ đồng cùng nhóm buôn lậu và được chia lợi nhuận 22,3 tỷ đồng sau 16 tháng.

Các bị cáo trong nhóm tội Nhận hối lộ, ngoài Lê Văn Minh và Lê Xuân Thanh, VKS tuyên phạt ông Lê Văn Nguyễn Văn Hùng 17 năm; 8 bị cáo còn lại bị đề nghị mức án từ 2 năm tù treo đến 18 năm tù giam. Riêng bị cáo Nguyễn Phước Hoài bị đề nghị tuyên phạt 6-7 năm vì "Không tố giác tội phạm".

Trùm buôn lậu xăng dầu Phan Thanh Hữu được HĐXX triệu tập trong vai trò người làm chứng. Ông Hữu khẳng định 12 người trong vụ án này đều đã nhận hối lộ. Tuy nhiên, ông Hữu được đình chỉ điều tra hành vi Đưa hối lộ. Lý do việc này là bởi ông Hữu đã chủ động, tích cực khai báo, lập công chuộc tội; áp dụng các chính sách khoan hồng của pháp luật, không xem xét xử lý hình sự đối với hành vi “Đưa hối lộ”, theo điểm c, khoản 2, Điều 29; khoản 7, Điều 364 Bộ Luật Hình sự và Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 của Hội đồng Thẩm phán TAND TC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ.

Theo chứng lý trên tòa, từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2021, tại một số đơn vị thuộc lực lượng Bộ đôi biên phòng, Cảnh sát biển khu vực các tỉnh phía Nam, các bị cáo đã tạo điều kiện cho đường dây của Phan Thanh Hữu vận chuyển và tiêu thị xăng lậu trên biển trong một thời gian dài.

Từ tháng 3/2020 – 2/2021, đường dây đã buôn lậu hơn 204 triệu lít xăng, trị giá gần 2.900 tỷ đồng. Số tiền sử dụng hối lộ các cán bộ biên phòng, cảnh sát biển trong vụ án được xác định khoảng 38 tỷ, đến nay mới được các bị cáo nộp khắc phục 17,7 tỷ đồng.

Minh Dương - Quốc Doanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động