Thứ hai 17/02/2025 00:40
Xét xử các bị cáo trong vụ buôn lậu xăng dầu:

“Chủ mưu” bị bắt, cho đốt nhiều giấy tờ quan trọng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phiên xử Phan Thanh Hữu, GĐ Cty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh; Đào Ngọc Viễn, GĐ Cty TNHH Đại Dương Hải Phòng và 72 người trong đường dây buôn lậu hơn 200 triệu lít xăng tiếp tục với phần xét hỏi nhóm bị cáo là chủ DN tiêu thụ xăng lậu.
Bị cáo Vân khai trước tòa
Bị cáo Vân khai trước tòa

Tại tòa, bị cáo Trần Thị Thanh Vân, GĐ Cty Vân Trúc (Bình Dương) cho biết, quá trình điều tra đã nộp 20 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, cơ quan công tố sau đó xác định số tiền bị cáo thu lợi bất chính từ buôn lậu xăng là 18 tỷ đồng nên "đề nghị tòa cho xin lại số tiền 2 tỷ nộp dư".

Vợ chồng Vân là “đại gia” xăng dầu có tiếng tại Bình Dương. Vân thừa nhận, biết hành vi buôn xăng là phạm pháp nên thường thanh toán bằng tiền mặt cho bị cáo Phan Thanh Hữu. Sau khi biết tin bị cáo cầm đầu Phan Thanh Hữu bị bắt, Vân đã chỉ đạo nhân viên đốt nhiều giấy tờ quan trọng và không biết đã hủy những loại giấy tờ gì.

Theo cáo trạng, năm 2006, Vân cùng chồng là Lê Thanh Tú thành lập Cty Vân Trúc với ngành nghề kinh doanh là xăng dầu, trụ sở tại TP Thuận An. Cuối 2019, Hữu (người cầm đầu đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng) đến Bình Dương đặt vấn đề bán xăng nhập lậu cho vợ chồng Vân với giá thấp hơn giá bán lẻ trên thị trường là 3.000 đồng/lít. Vợ chồng Vân đồng ý. Từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, vợ chồng Vân đã mua tổng cộng 35 triệu lít xăng lậu, thu lợi bất chính 17,9 tỷ đồng.

Tại tòa, Vân thừa nhận cáo trạng truy tố là đúng. Bị cáo khai, Hữu nói sẽ làm hợp đồng mua bán xăng dầu, nếu cần hóa đơn thì bị cáo Hữu cũng xuất hóa đơn cho. “Lúc đó, bị cáo cũng nhận thức nguồn xăng này là không chính thống", lời Vân và bị cáo đề nghị tòa "cho xin lại số tiền dư".

- HĐXX: Vì sao lúc đó nộp nhiều vậy, hay thấy lời quá tính không nổi?

- Bị cáo Vân: Buôn bán khi lời, khi lỗ, tại lúc đó chưa tính được nguồn lợi bất chính nên nộp như vậy, nếu thiếu bị cáo cũng nộp thêm.

Trước đó, Đào Ngọc Viễn, chủ tàu biển chở 200 triệu lít xăng lậu, thừa nhận việc buôn xăng lậu "rất lời" và tố bị cáo Nguyễn Minh Đức (người cùng góp vốn) khai "bị lỗ" là không đúng.

Cáo trạng xác định, ngoài việc hợp tác với Hữu, cuối năm 2020, Viễn cùng Đức và Phạm Hùng Cường (đang bỏ trốn) góp 19,3 tỷ đồng mua hai tàu biển Khánh Hòa 01 và Khánh Hòa 03 để chở xăng lậu. Cường có nhiệm vụ liên hệ với đầu mối tại Singapore, còn Đức lo tiêu thụ xăng. Sau khi tàu Pacific Ocean của Viễn chở về vùng biển Khánh Hòa, xăng sẽ được sang qua hai tàu trên, đưa vào cảng Bắc Vân Phong chở đi tiêu thụ tại Khánh Hòa và các tỉnh Nam Trung Bộ.

Từ tháng 2 - 4/2021, nhóm Viễn, Đức và Cường đã buôn lậu 3 chuyến, tương đương 5,7 triệu lít, trị giá gần 98 tỷ đồng. Trả lời HĐXX, Đức cho biết đã góp 7,7 tỷ đồng với Viễn mua tàu và xăng về bán nhưng "hoàn toàn không biết nguồn gốc, giá mua hàng". Do vậy, bị cáo nói mình không phạm tội “Buôn lậu”, nếu có chỉ có thể là phạm tội “Trốn thuế”, nên đề nghị HĐXX xem xét. Đức cũng cho rằng, cáo trạng cáo buộc mình thu lợi 2.500 đồng/lít, trong khi Viễn chỉ thu lời 2.000 đồng một lít là vô lý.

Cùng một hành vi nhưng CQĐT lại áp 2 giá khác nhau để tính tiền thu lợi bất chính cho bị cáo là không không phù hợp. Đức lý giải, số tiền thu lợi bất chính phải được tính sau khi trừ đi các chi phí mới đúng nguyên tắc có lợi cho các bị cáo. Thực tế mỗi lít xăng bị cáo chỉ lời 1.200 đồng. Nhưng số tiền chi phí lại rất nhiều, bao gồm thuê cầu cảng, nhân công... Tính ra bị cáo đã lỗ nặng chứ không hề thu lợi bất chính.

Trong khi đó, đối chất trước tòa, Viễn phản đối lời khai của Đức, nói "buôn lậu lời rất nhiều". Quá trình tàu vận chuyển xăng lậu từ Singapore về Việt Nam từng bị cảnh sát biển Malaysia bắt và đóng phạt hơn 40.000 USD (gần 1 tỷ đồng), Viễn phải chi trả số tiền này trong khi các bị cáo khác không hỗ trợ. Do đó, số tiền thu lợi bất chính thực tế của Viễn thấp hơn Đức. Viễn cho rằng, Đức khai gian dối, chối tội. Số tiền thu lợi bất chính, chiết khấu theo cách tính của CQĐT là đã có lợi cho các bị cáo.

Đại diện VKSND đã công bố lời khai của Đức tại CQĐT và phân tích từng số liệu, xác định số tiền thu lợi bất chính đối với các bị cáo là thấp nhất, tính toán số liệu có lợi nhất cho các bị cáo. Với một số bị cáo là người giúp sức cho Viễn và Đức, khi trả lời thẩm vấn của tòa đều cho rằng, bản thân đi làm thuê, được trả lương, không biết hành vi của mình là vi phạm.

Họ đề nghị tòa xem xét tách phần tiền lương khỏi khoản thu nhập bất chính. Đại diện VKSND nhận định, dù các bị cáo làm thuê nhưng lại làm việc bất chính, nên tiền lương và tất cả các khoản tiền nhận được trong quá trình phạm tội đều được xem là tiền thu lợi bất chính và bị tịch thu.

Trả lời HĐXX, bị cáo Phan Lê Hoàng Anh (con trai Hữu) khai, được cha giao nhiệm vụ đi thu tiền bán xăng và chuyển tiền cho nhiều người. Số lượng người chuyển rất nhiều, do thời gian lâu nên bị cáo không nhớ. Bị cáo làm nghề buôn bán mô tô, vì cha nhờ chuyển tiền nên bị cáo làm mà không nhận thức được hành vi này là phạm tội.

Tuy nhiên, bị cáo thừa nhận đã nhận chuyển khoản từ Nguyễn Hữu Tứ, Trần Ngọc Thanh 366 tỷ đồng, Lê Thanh Trung 159 tỷ đồng, Phạm Thị Hương 483 tỷ đồng và nhận 521 tỷ đồng tiền mặt của nhiều người. Ngoài ra, bị cáo còn chuyển khoản 281 tỷ đồng tiền lợi nhuận từ bán xăng nhập lậu và phí thuê tàu vận chuyển cho Phạm Hùng Cường.

Về số tài sản bị thu giữ, bị cáo Phan Lê Hoàng Anh đề nghị HĐXX trả lại 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất. Trong đó có còn căn nhà là tài sản của người mẹ và của ông bà ngoại tặng mình, không liên quan đến vụ án này. Bị cáo cũng xin nhận lại 24 tỷ đồng trong tài khoản đang bị kê biên, vì cho rằng đây là tiền làm ăn với bạn bè, không liên quan đến buôn xăng lậu.

Theo kế hoạch, phiên xử sẽ kéo dài 45 - 60 ngày.

Theo cáo trạng, từ tháng 3/2020 – 2/2021, Phan Thanh Hữu, GĐ Cty TNHH Thương mại Phan Lê Hoàng Anh; Nguyễn Hữu Tứ, trú tại Vĩnh Long; Đào Ngọc Viễn, GĐ Cty TNHH Đại Dương Hải Phòng, đã vận chuyển tổng cộng 48 chuyến tàu với hơn 198 triệu lít xăng lậu (trị giá gần 2.800 tỷ đồng) từ nước ngoài về VN tiêu thụ. Trong đó đã tiêu thụ hơn 196 triệu lít, thu lợi hàng trăm tỷ đồng, riêng Hữu hưởng lợi hơn 105 tỷ đồng.

Trong quá trình buôn lậu, Hữu đã cử Tứ tiếp cận Ngô Văn Thụy, đội trưởng thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), để hối lộ, nhờ Thụy giúp đỡ. Tứ đã đưa cho Thụy phong bì chứa 10.000 USD và 1 thẻ ATM có 100 triệu đồng. Sau đó, Hữu trực tiếp gặp Thụy và đưa thêm 500 triệu đồng.

Hữu, Tứ, Viễn cùng 70 bị cáo khác bị truy tố về tội “Buôn lậu”; Thụy bị truy tố về tội “Nhận hối lộ”.

Cựu chủ tịch Công ty AIC tiếp tục bị khởi tố trong thời gian bị truy nã
Nguyên Chủ tịch xã và kế toán bị khởi tố vì liên quan tài chính
Cơ quan công an đang điều tra Chủ tịch hội đồng quản lý Quỹ nhân ái người cao tuổi vì bị tố chiếm đoạt tiền
Bảo Lâm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nuôi nhốt 20 con chim ri đá rừng, chủ cửa hàng trên phố Hoàng Hoa Thám bị xử phạt

Nuôi nhốt 20 con chim ri đá rừng, chủ cửa hàng trên phố Hoàng Hoa Thám bị xử phạt

Lực lượng chức năng đã xử phạt đối với chủ cơ sở kinh doanh chim cảnh tại 608 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội có hành vi nuôi, nhốt động vật rừng.
Hành trình lần tìm manh mối những “cú lừa” của Mr.Pips

Hành trình lần tìm manh mối những “cú lừa” của Mr.Pips

Công an TP Hà Nội đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng do TikToker Mr.Pips (Phó Đức Nam, SN 1994, trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu) cầm đầu. Đây là một trong những vụ lừa đảo đầu tư tài chính có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Hành vi lén lút của nhóm người ở tàu "khủng" trong đêm trên sông Hồng

Hành vi lén lút của nhóm người ở tàu "khủng" trong đêm trên sông Hồng

Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP Hà Nội phối hợp với các lực lượng bắt quả tang nhóm người cùng 3 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Cùng người tình lên kế hoạch chiếm đoạt tiền của anh ruột

Cùng người tình lên kế hoạch chiếm đoạt tiền của anh ruột

Rơi vào bẫy do chính em ruột giăng ra, ông T, ông Q chuyển cho Đông và người tình của anh ta hơn 1 tỷ đồng. Sau khi nhận tiền, hai bị cáo sử dụng một phần để chi tiêu cá nhân và trả nợ ngân hàng.
Nữ Chủ tịch Hải Hà Petro gây thiệt hại ngân sách hơn 300 tỷ đồng

Nữ Chủ tịch Hải Hà Petro gây thiệt hại ngân sách hơn 300 tỷ đồng

Từ năm 2017 – 2022, việc kinh doanh của Hải Hà Petro đều âm, nợ hơn 1.180 tỷ đồng tiền thuế bảo vệ môi trường và tiền chậm nộp là hơn 431 tỷ đồng, tổng cộng hơn 1.611 tỷ đồng.
Quảng Ninh: đối tượng giết người nhận án 9 năm tù

Quảng Ninh: đối tượng giết người nhận án 9 năm tù

Ngày 21/1/2025, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Đinh Công Phú, SN 1996, trú tại xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên về tội "Giết người".
Từ nghi vấn nam thanh niên đi xe máy ở thị trấn Sóc Sơn lúc nửa đêm

Từ nghi vấn nam thanh niên đi xe máy ở thị trấn Sóc Sơn lúc nửa đêm

Ngày 13/2, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã tạm giữ 2 đối tượng để điều tra về hành vi tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy.
Nhóm 10 thanh thiếu niên coi thường pháp luật trong ngày đầu năm mới... gặp ngay 141

Nhóm 10 thanh thiếu niên coi thường pháp luật trong ngày đầu năm mới... gặp ngay 141

Công an quận Tây Hồ, Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, ra lệnh bắt khẩn cấp đối với 5 đối tượng: Dương Xuân Minh, Đặng Tuấn Hưng, Nguyễn Lê Thành Long, Vũ Phạm Huyền Linh, Nguyễn Thành Nhân về hành vi gây rối trật tự công cộng; tạm bàn giao đưa 5 đối tượng còn lại dưới 16 tuổi là: N.K.T; N.H.V; B.T.T; T.N.L; N.G.T cho các gia đình để quản lý, giáo dục.
Hà Nội: xử phạt Phó Trưởng Công an phường không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy

Hà Nội: xử phạt Phó Trưởng Công an phường không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy

Công an phường Trung Liệt đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt hành chính đối với một cán bộ công an không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động