Thứ năm 31/10/2024 19:10

Coi việc bỏ thầu cao một cách vô lý là vi phạm pháp luật và phải xử lý rất nặng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Một trong vấn đề nóng trong phiên thảo luận về “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”, nhiều đại biểu quan tâm về vấn đề đấu giá đất. Theo đại biểu, phải coi việc bỏ thầu cao một cách vô lý là vi phạm pháp luật và phải xử lý rất nặng...
Coi việc bỏ thầu cao một cách vô lý là vi phạm pháp luật và phải xử lý rất nặng
Toàn cảnh phiên họp chiều ngày 28/10. Ảnh: Quốc hội

Việc đấu giá đất cao sẽ hình thành mặt bằng giá mới tại khu vực đấu giá

Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ, đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Kạn cho rằng, câu chuyện đấu giá đất tại một số huyện ven đô của Hà Nội cũng nóng hơn bao giờ hết. Với một số phiên đấu giá được tổ chức xuyên đêm ghi nhận hàng trăm, thậm chí cả nghìn người chấp nhận "ăn chực nằm chờ" để đấu được xuất đất, giá trúng cũng cao kỷ lục. Giá đất ở huyện ven đô nhưng cũng lên tới hơn 100 triệu đồng/m2, tương đương với đất dự án đã được đầu tư hạ tầng. Có thể thấy giá đất tại một số thành phố thời gian vừa qua liên tục thiết lập các mặt bằng mới. Giá đất này đang vượt xa so với thu nhập của đại bộ phận người dân.

Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng thì tình trạng đầu cơ, thổi giá, đẩy giá đang là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giá nhà đất tăng cao như thời gian vừa qua. Trên thực tế có tình trạng một số hội nhóm đầu cơ, một số nhà đầu tư đã thực hiện việc thổi giá, gây nhiễu loạn thông tin thị trường nhằm thao túng tâm lý của người dân để trục lợi. Thủ đoạn của nhóm người này thường sử dụng là đẩy giá đất lên cao chót vót tại các phiên đấu giá đất, đến thời gian nộp tiền thì sẵn sàng bỏ cọc với mục đích để nhằm thiết lập mặt bằng giá mới cho những mảnh đất trong khu vực mà họ đã mua gom trước đó và đã thu được siêu lợi nhuận.

Coi việc bỏ thầu cao một cách vô lý là vi phạm pháp luật và phải xử lý rất nặng
Đại biểu Dương Văn Phước, đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Quốc hội

Còn đại biểu Dương Văn Phước, đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa qua tại Quảng Nam có một phiên đấu giá mỏ cát giá ban đầu đưa ra là 1,8 triệu nhưng sau 200 vòng đấu giá và đấu giá trong vòng 24 giờ giá đã lên đến 375 tỷ đồng. Có nghĩa giá theo quy định của nhà nước là 150.000 đồng/1m3, sau kết quả đấu giá lên tới 2.300.000 đồng/1m3. Đại biểu cho rằng, với giá đó, nguy cơ bỏ cọc là chắc chắn.

Theo đại biểu, mục tiêu của người đấu giá ở đây là muốn thắng bằng được để mục đích bỏ cọc, nhằm mục đích doanh nghiệp độc quyền, lũng đoạn và đẩy giá lên cao.

Theo quy định của pháp luật, chỉ đặt có 20% giá khởi điểm, tức là 1.800.000 đồng khởi điểm thì cọc có 200 triệu và nếu như bỏ 200 triệu mà đạt được mục đích, họ sẵn sàng bỏ. Doanh nghiệp sẵn sàng bỏ cọc để đạt ý đồ độc quyền, lũng đoạn và đưa giá lên cao, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Giá cát cao ngất ngưỡng và những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả công trình đầu tư công tại Quảng Nam. “Tôi có thể nói rất nhiều công trình ở các nơi khác và người dân gặp rất nhiều khó khăn khi mua các vật liệu xây dựng thông thường này” - đại biểu nói.

Cũng vậy, ngay tại Hà Nội báo chí đã nêu rất nhiều các phiên đấu giá thâu đêm suốt sáng. Đại biểu nêu ví dụ, đó là ở Hà Đông ghi nhận mức đấu giá cao đến mức là 262 triệu đồng/1m2. Rõ ràng ở đây có dấu hiệu bất thường và nguy cơ trả giá cao, bỏ cọc là rất cao.

Bộ Tài nguyên Môi trường đã kiểm tra ở Hà Nội, tại huyện Thanh Oai và thấy có tới 56/68 lô đất trúng giá rất cao và người trúng thầu đấu giá cao này không thể nộp tiền và có dấu hiệu bỏ cọc. Đấu giá không thực chất sẽ trở thành công cụ để lũng đoạn và thị trường buôn bán trở thành nơi để trục lợi và chúng ta cần phải nghiêm trị.

Coi việc bỏ thầu cao một cách vô lý là vi phạm pháp luật và phải xử lý rất nặng
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ, đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ, đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, vừa qua ngày 30/8/2024 đất tại huyện Mỹ Đức có giá cao gấp 16 lần giá khởi điểm, ngày 19/10 đất tại Hà Đông cao đến 263 triệu đồng/m2, gấp 8 lần khởi điểm hay mới đây đất Cổ Loa lên đến 200 triệu đồng/m2 dẫn đến hình thành mặt băng giá tại khu vực đấu giá và các khu vực lân cận. Điều này phần lớn các người tham gia đấu giá bỏ cọc và số thu thuế được từ những giao dịch này rất ít. Vì vậy, cho nên vấn đề nội dung giá cao liệu có tăng thu của nhà nước hay không?

Việc này gây ra một hệ lụy rất nghiêm trọng, đó là việc đấu giá đất cao sẽ hình thành mặt bằng giá mới tại khu vực đấu giá và khu vực liên quan, khu vực lân cận – theo đại biểu.

Phải coi việc bỏ thầu cao một cách vô lý là vi phạm pháp luật và phải xử lý rất nặng

Để giải quyết vấn đề đấu giá đất, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ cho rằng, Luật Đấu giá sửa đổi một số điều thông qua cần có quy định thêm tương đối chặt chẽ nhưng đối với giá đất liên quan đến đấu giá đất thì cần có những hành vi chặt chẽ hơn.

“Tôi ủng hộ quan điểm nâng ở mức cao hơn nữa để có thể ngăn chặn hành vi này, bởi vì mỗi thuế tài sản tôi cho rằng Sở chưa giải quyết thấu đáo vấn đề này” - đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ nói.

Còn đại biểu Dương Văn Phước, đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cho biết đề nghị phải tăng giá đặt cọc để tránh thầu tặc, tăng tiền đặt cọc theo từng vòng đấu, theo lũy tiến để buộc người đấu giá phải cân nhắc khi bỏ cọc. Bên cạnh đó cần phải có chế tài mạnh để cấm các doanh nghiệp này tiếp tục đấu giá trên các lĩnh vực, ví dụ như đấu giá vật liệu xây dựng thì chúng ta không cho họ đấu nữa, có như vậy chúng ta mới hạn chế được các trường hợp này.

Coi việc bỏ thầu cao một cách vô lý là vi phạm pháp luật và phải xử lý rất nặng
Đại biểu Nguyễn Anh Trí, đoàn ĐBQH TP Hà Nội. Ảnh: Quốc hội

Nói về hiện tượng đấu thầu đất đã bị bỏ giá cao đến mức bất thường, nghiêm trọng đang có hiện tượng lan rộng và lan rộng không chỉ trong lĩnh vực đấu thầu đất đai, kể cả trong đấu thầu những việc khác; đại biểu Nguyễn Anh Trí, đoàn ĐBQH TP Hà Nội cho rằng, để ngăn chặn việc này, mỗi lần tổ chức đấu thầu đất, không nên quá ít, vì chỉ 3-5 mảnh, vài trăm mét vuông cũng là cơ hội tốt để cho những người không trường vốn tham gia vào, không kể ngoại lệ có những người do chính những người đầu cơ đất đai đưa vốn cho để tham gia phá cuộc đấu thầu đó hoặc làm cho lũng đoạn.

Phải coi việc bỏ thầu cao đến mức vô lý là một việc vi phạm pháp luật và nếu có được bằng chứng sẽ phải xử lý rất nặng.

Kết thúc phiên đấu giá đất tại quận Hà Đông, lô đất được trả giá cao nhất hơn 15 tỷ đồng Kết thúc phiên đấu giá đất tại quận Hà Đông, lô đất được trả giá cao nhất hơn 15 tỷ đồng
Đại biểu đề nghị có quy định người tham gia đấu giá đất phải chứng minh nguồn lực tài chính Đại biểu đề nghị có quy định người tham gia đấu giá đất phải chứng minh nguồn lực tài chính
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động