Thứ bảy 21/12/2024 23:51

Có thể bị xử lý nếu tránh nắng dưới bóng râm trên đường

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thời tiết Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trong ngày rơi vào khoảng 38-40 độ C, có những lúc lên đến gần 50 độ C khiến nhiều người đi đường đã dừng xe dưới bóng râm khi đèn đỏ.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mấy ngày gần đây, thời tiết khu vực Hà Nội tiếp tục quang mây, trời nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất trong ngày rơi vào khoảng 38-40 độ C, cùng với đó là tình trạng độ ẩm thấp. Nắng nóng gay gắt đã khiến nhiều người đi đường khi đến ngã tư có đèn xanh – đỏ đã tìm bóng râm để dừng xe. Nhiều người cho rằng việc dừng, đỗ xe này là vi phạm luật giao thông đường bộ.

Phân tích về mặt pháp lý, luật sư Lê Quỳnh Anh, Cty Luật TNHH Thuận Thiên cho biết, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện phải thực hiện quy định sau đây: Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình; Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó.

Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết; Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn; Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái; Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

Tại khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ nêu, người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: Bên trái đường một chiều; Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; Trên cầu, gầm cầu vượt; Song song với một xe khác đang dừng, đỗ; Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau...

Đối chiếu với quy định trên, nếu người tham gia giao thông đường bộ có hành vi dừng xe không tuân thủ một trong các điều kiện nêu trên là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Do đó, trường hợp dừng xe dưới bóng râm nhằm mục đích tránh nắng mà không tuân thủ các quy định trên là một trong những hành vi vi phạm pháp luật.

Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT (được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT) thì vị trí mà người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc khi có biển số R.122 là vạch dừng (vạch 7.1). Như vậy, nếu nơi có bóng râm cũng là nơi có vạch dừng và người điều khiển phương tiện giao thông dừng ngay tại đó để chờ đèn đỏ thì trường hợp này vẫn đúng quy định.

Trong một số trường hợp sau, việc dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng, hoặc đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, thì được xem là vi phạm và có sự khác biệt về chế tài xử lý giữa các chủ thể vi phạm như sau: Đối với người điều khiển ô tô các loại xe tương tự xe ô tô: Điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định số 100/2019 quy định hành vi dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng là hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Chế tài xử lý là bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: Theo quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 6 Nghị định số 100/2019, được sửa đổi, bổ sung tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021 quy định hành vi dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường; dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông là hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Chế tài xử lý là bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: Theo quy định tạ điểm d, điểm e khoản 2 Điều 7 Nghị định số 100/2019, được sửa đổi, bổ sung tại điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021, quy định các hành vi: dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị trái quy định là hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Chế tài xử lý là bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Tạt sơn, hoá chất vào nhà có thể bị xử lý hình sự?
Bộ Công an khuyến cáo những kỹ năng cần thiết để xử lý khi có cháy
Phá kính ô tô để trộm cắp tài sản có thể bị xử lý hình sự
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động