Thứ sáu 20/12/2024 12:15

Khi nào việc thực hiện di chúc miệng được công nhận?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc di chúc miệng...
Khi nào việc thực hiện di chúc miệng được công nhận?
Ông Nguyễn Năng Hồng, Tổ trưởng Tổ hòa giải 4, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội trao đổi nghiệp vụ hòa giải. Ảnh: Văn Biên

Hỏi: Ông Q bị tai nạn giao thông rất nặng, do sức khỏe nguy kịch, ông Q muốn được lập di chúc miệng để lại tài sản cho vợ và con trai. Đối với trường hợp này, hòa giải viên cần căn cứ theo quy định nào để giải thích cho người trong cuộc được biết?

Trả lời:

Theo Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc di chúc miệng như sau:

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 3 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Như vậy, trong trường hợp này do tính mạng đang bị đe dọa mà không thể lập di chúc bằng văn bản, ông Q có quyền được lập di chúc miệng.

Người không được công chứng, chứng thực di chúc Người không được công chứng, chứng thực di chúc
Nguyễn Dũng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động