Thứ sáu 22/11/2024 15:11

Có đến 80% chất thải nhựa đổ ra biển từ đất liền

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Việt Nam là một trong số những nước phát sinh lượng lớn chất thải nhựa ra đại dương. Các nguồn thải rác nhựa đến từ đất liền được xem là nguồn thải chính và ở quy mô rộng hơn các nguồn thải ngoài đại dương. Có đến 80% chất thải nhựa xuất phát từ đất liền...
Có đến 80% chất thải nhựa đổ ra biển từ đất liền
UNDP Việt Nam cũng đã ký kết Biên bản Ghi nhớ với UBND tỉnh Bình Định nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực, trong đó có nội dung quản lý chất thải, phát triển kinh tế biển (ảnh UNDP)

Thông tin trên được Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đưa ra tại hội thảo giữa UNDP Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định tại Hội thảo Các giải pháp tổng hợp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn và nhựa tại Bình Định hướng đến giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương diễn ra ngày 15/7.

Theo đó, UNDP cho biết, Việt Nam là một trong số những nước phát sinh lượng lớn chất thải nhựa ra đại dương. Các nguồn thải rác nhựa đến từ đất liền được xem là nguồn thải chính và ở quy mô rộng hơn các nguồn thải ngoài đại dương. Cụ thể, có đến 80% chất thải nhựa xuất phát từ đất liền, nghĩa là từ những hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người, 20% còn lại xuất phát từ hoạt động nghề cá, nuôi trồng thủy sản, tàu bè trên biển…

Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch cùng với gia tăng dân số làm lượng chấtchất thải hàng ngày không được xử lý xả ra môi trường ngày một nhiều thêm, gây tác hại nghiêm trọng tới môi trường các khu vực ven biển và hải đảo, đặc biệt là làm suy giảm các hệ sinh thái biển và san hô trong các khu bảo tồn. Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề về suy giảm tài nguyên và gia tăng chất thải, đặc biệt là chất nhựa đại dương.

Riêng tại tỉnh Bình Định, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) khoảng 900 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom khoảng từ 47-90% ở khu vực thành thị (TP. Quy Nhơn: 94%); 30% tại khu vực nông thôn. Theo số liệu từ khảo sát sơ bộ của UNDP năm 2022 tại TP Quy Nhơn, 17% CTRSH được tái chế; chất thải nhựa chiếm 20% CTRSH.

Hội thảo đã trình bày nội dung của 2 dự án mới sẽ được xây dựng và triển khai hợp tác với UBND TP Quy Nhơn và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định. Các dự án này này sẽ thực hiện những hoạt động nhằm trao quyền cho những người lao động phi chính thức về chất thải (ve chai), tăng cường khả năng phục hồi của họ trước những tổn thương.

Dự án cũng sẽ thí điểm và thiết lập mô hình quản lý tổng hợp chất thải cho ngành thủy sản, trong đó khuyến khích ngư dân mang chất thải trở lại bờ sau mỗi chuyến đi biển; mô hình này dự kiến sẽ thu gom và ngăn chặn khoảng 5 tấn nhựa thải ra biển mỗi tháng. Ngoài ra, dự án cũng thí điểm và thiết lập một Cơ sở thu hồi vật liệu nhằm cải thiện chuỗi giá trị vật liệu tại địa phương, hỗ trợ công tác nhân rộng, mở rộng, đảm bảo tính bền vững của các mô hình quản lý chất thải rắn tổng hợp.

Giải quyết vấn đề chất thải nhựa đại dương rất quan trọng đối với sức khỏe của đại dương, con người và hành tinh của chúng ta. Điều này yêu cầu một cách tiếp cận tích hợp thay đổi hành vi giảm sử dụng nhựa tại nguồn, đồng thời thu hút tất cả các bên tham gia vào chuỗi giá trị để đảm bảo rằng chất nhựa đã qua sử dụng được tái sử dụng lại. UNDP kỳ vọng Cơ sở thu hồi vật liệu này sẽ có thể xử lý 2-4 tấn nhựa mỗi ngày để tái sử dụng tại các thị trường thứ cấp, điều này sẽ giúp TP Quy Nhơn ngăn chặn việc nhựa bị chôn lấp hoặc rò rỉ ra biển-bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho biết.

Khuyên tai tái chế từ rác thải nhựa
Hạn chế sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong cơ sở y tế
Ra mắt Trung tâm kết nối Đổi mới sáng tạo giảm thiểu nhựa tại Việt Nam
Ước tính chỉ có 2% rác thải nhựa được tái chế tại Hà Nội
Phong Châu
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động