Chính sách đặc thù tạo cơ chế thuận lợi cho Thủ đô phát triển
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐại biểu Nguyễn Thị Lan - Đoàn ĐBQH TP Hà Nội phát biểu tại hội trường. Ảnh: Quốc hội. |
Luật Thủ đô được chuẩn bị công phu, nghiêm túc
Phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Lan - Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cơ bản đồng tình với nhiều nội dung trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Dự thảo Luật lần này đã được chuẩn bị khá công phu, nghiêm túc đánh giá các kết quả thực hiện Luật Thủ đô năm 2012 và đã xác định rõ bối cảnh, vị trí, vai trò, yêu cầu phát triển thủ đô trong tình hình mới. Dự thảo Luật cũng đã bổ sung, xem xét, cập nhật tính đồng bộ, tính phù hợp với các luật như đất đai, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thu hút nhân tài, phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa.
Dự thảo Luật sửa đổi có tính kế thừa cao, bám sát các chủ trương, chính sách của Trung ương đối với sự phát triển của đất nước nói chung và thủ đô trong thời gian tới nói riêng. Dự thảo Luật Thủ đô lần này đã cụ thể hóa khá đầy đủ tinh thần của Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 với nhiều điểm mới thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ gắn với thực tiễn sản xuất, xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và khu vực, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo…
Góp ý về vấn đề khoa học, công nghệ của thủ đô, chủ yếu tập trung vào Điều 25 của dự thảo, đại biểu Nguyễn Thị Lan đề nghị khuyến khích và tạo thuận lợi hơn cho các nhà khoa học thì cần sửa đổi, bổ sung và khoán các gói sản phẩm trung gian của đề tài. Sửa đổi Khoản 4, Điều 25 theo hướng giao Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội xây dựng một chương trình khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, theo hướng trọng tâm, trọng điểm có tính liên ngành, liên tục, giải quyết triệt để một số vấn đề hay lĩnh vực quan trọng nào đó mà thành phố cần gắn với sản phẩm cuối cùng mang thương hiệu của thành phố.
Đồng thời nên bổ sung Điều 25 quy định thành phố có quỹ hỗ trợ kinh phí sáng tạo, có chế độ lượng thưởng đặc biệt cho chuyên gia các lĩnh vực khoa học công nghệ quan trọng của thành phố, giao các trường đại học trên địa bàn Hà Nội tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo, nuôi dưỡng đội ngũ chuyên gia cho thành phố.
Xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại
Cùng góp ý về Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Tráng A Dương - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi dự thảo Luật Thủ đô cũng như các nội dung của dự thảo Luật nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô…
Đại biểu Tráng A Dương cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi dự thảo Luật Thủ đô cũng như các nội dung của dự thảo Luật nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô… Ảnh: Quốc hội. |
Đại biểu cho biết, các Nghị quyết của Bộ Chính trị như Nghị quyết 06, Nghị quyết số 15 về định hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045, trong đó xác định xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, khắc phục những tồn tại, hạn chế.
Theo đại biểu, việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đảm bảo được các nguyên tắc thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô; đảm bảo cơ chế, chính sách phù hợp; bám sát 9 nhóm nội dung chính sách được thông qua; quy định chi tiết, cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù để áp dụng được ngay; kế thừa, phát triển, quy định của Luật Thủ đô năm 2012 đã được thực tiễn kiểm nghiệm và luật hóa các cơ chế, chính sách đặc thù đang thí điểm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
“Có thể thấy dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang đề xuất những chính sách đặc thù vượt trội, tạo cơ chế thuận lợi cho sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. Điều này đồng nghĩa với các quy định chính sách tại dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi sẽ không tránh khỏi những xung đột với các văn bản luật hiện nay và trong tương lai. Đại biểu cho rằng, cơ quan soạn thảo cần lưu ý để giải quyết vấn đề này”, đại biểu Tráng A Dương nêu ý kiến.
Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy hoạch đô thị ven sông Hồng trở thành điểm đột phá Ngày 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại