Thứ ba 01/10/2024 14:14

Chấp nhận thư nặc danh tố tham nhũng - Đòn đánh quyết liệt vào các đối tượng tham nhũng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
(PL&XH) - Thông tư 07/2014/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ về việc quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh thay thế thông tư 04/2010/TT-TTCP và có hiệu lực thi hành từ ngày 15-12, có nội dung chấp nhận thư nặc danh tố tham nhũng, đây được cho là một điểm mới tích cực, nhằm bảo vệ người tố cáo, tăng cường đấu tranh với nạn tham nhũng.

Thư “nặc danh” tố tham nhũng cũng được xem xét

Thông tư 07 quy định về điều kiện xử lý đơn khiếu nại, tố cáo. Cụ thể, đơn tố cáo phải ghi rõ nội dung tố cáo; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo (tức là, đơn tố cáo phải ghi đầy đủ tên, địa chỉ người tố cáo thì mới đủ điều kiện xem xét, xử lý).

Đối với đơn tố cáo nặc danh, thông tư cũng nêu rõ: Đơn tố cáo không ghi rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo hành vi tham nhũng, hành vi phạm tội thì được xử lý theo quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, pháp luật tố tụng hình sự. Người xử lý đơn tố cáo phải giữ bí mật tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo; bảo vệ người tố cáo và người thân của người tố cáo khi có yêu cầu.

Đối với đơn kiến nghị, phản ánh cũng không phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người phản ánh kiến nghị như quy định hiện hành nữa mà chỉ cần ghi rõ nội dung phản ánh, kiến nghị là đủ điều kiện được xử lý.

Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT TW: “Chấp nhận đơn thư nặc danh để xem xét xử lý là một bước tiến rất tích cực, tạo điều kiện thuận lợi để người dân yên tâm hơn trong đấu tranh. Ngược lại, cơ quan thanh tra, kiểm tra cũng sẽ vì thế mà có thêm những kênh thông tin để xác minh, xử lý vụ việc”.

Một điểm mới nữa về đơn đủ điều kiện xử lý là đơn đã được xử lý nhưng người khiếu nại, tố cáo có quyền khiếu nại, tố cáo tiếp theo quy định của pháp luật (trước đây trường hợp này người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phải cung cấp được tài liệu, chứng cứ mới, đơn mới được xử lý).

Cũng theo quy định mới, đơn đã gửi cho nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân trong đó đã gửi đúng nơi giải quyết và đơn đã được hướng dẫn một lần về cùng nội dung thì sẽ không đủ điều kiện xử lý.

Về phân loại đơn khiếu nại, tố cáo, theo quy định, có hai loại đơn là đơn có họ tên, chữ ký của một người và đơn có họ tên, chữ ký của nhiều người. Thông tư mới cho biết ở đơn nhiều người là đơn “từ 05 người trở lên”.

Về xử lý đơn tố cáo, khi xử lý đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại, đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước, sức khỏe, tài sản nhân dân thì phải kịp thời báo cáo, tham mưu đề xuất thủ trưởng, đơn vị có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, đơn tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích, công dân chuyển sang tố cáo người giải quyết khiếu nại nhưng không cung cấp được thông tin, chứng cứ, tài liệu chứng minh cho việc tố cáo của mình thì người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết nội dung tố cáo.

Thông tư 07/2014/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ mới đây đã chấp nhận thư nặc danh tố tham nhũng cũng được xem xét xử lý.

Cơ quan chức năng có thêm nguồn tin để xử lý tham nhũng

Thực tế, Việt Nam đang nỗ lực đấu tranh đẩy lùi nạn tham nhũng, thời gian gần đây những kết quả đạt được, dù chưa được như người dân kỳ vọng, nhưng đã cho thấy những nỗ lực của Đảng và Chính phủ trong việc kiên quyết đấu tranh nhằm đẩy lùi tệ tham nhũng. Chính vì thế, việc Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 07 với nội dung chấp nhận đơn thư nặc danh tố cáo tham nhũng, được dư luận rất đồng tình, coi đây là bước tiến mới khích lệ người dân tham gia mạnh mẽ hơn công tác phòng chống, đấu tranh đẩy lùi tệ nạn này.

Trao đổi với PV về vấn đề này, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, đây là một tín hiệu đáng mừng để người dân tham gia công tác phòng, chống tham nhũng. Nhưng quan trọng hơn, bản thân cơ quan thanh, kiểm tra phải chủ động đi lấy thông tin, chứ không phải cứ “chờ” đơn thư tố cáo mới vào cuộc kiểm tra, xử lý sai phạm.

“Từ năm 1986 khi tôi về làm việc ở Ủy ban Kiểm tra TW, chúng tôi đều xem xét thư nặc danh. Bởi lẽ, nhiều người tố cáo tham nhũng, tiêu cực nhưng sợ bị trù dập, trả thù nên phải giấu tên, địa chỉ. Nhưng sau đó, lại có những văn bản quy định đơn thư tố cáo nặc danh không được chấp nhận và nội dung đơn thư nặc danh không được cơ quan chức năng xem xét giải quyết” – ông Vũ Quốc Hùng cho biết.

Căn cứ từ thực tế, ông Vũ Quốc Hùng cho rằng, nhiều người chân chính khi phát hiện việc sai trái vẫn tìm cách tố cáo. Tuy nhiên, do tâm lý người dân ngại “đụng chạm” với cơ quan pháp luật, nên phần nhiều họ sẽ chọn cách “nặc danh” để tố cáo. Họ ngại rằng, nếu “chính danh” đứng đơn tố cáo tham nhũng thì sẽ phải hợp tác với CQĐT, như thế cũng phiền hà, mà có khi lại còn bị trù dập.

“Có những vụ tham nhũng nhỏ được phát hiện ngay từ đầu, nhưng do sợ bị trù dập nên người dân không dám đứng tên tố cáo, để vụ việc ngày càng nghiêm trọng, mức độ thiệt hại của Nhà nước tăng gấp nhiều lần. Nếu như trước đây, những lá đơn tố cáo tham nhũng (phần nhiều là nặc danh, mạo danh) đều không được xét xem nội dung, bị bỏ qua, thì nay với Thông tư mới của Thanh tra Chính phủ, người dân có thêm niềm tin trong việc tố cáo tiêu cực, tham nhũng. Rõ ràng, chấp nhận đơn thư nặc danh để xem xét xử lý là một bước tiến rất tích cực, tạo điều kiện thuận lợi để người dân yên tâm hơn trong đấu tranh. Ngược lại, cơ quan thanh tra, kiểm tra cũng sẽ vì thế mà có thêm những kênh thông tin để xác minh, xử lý vụ việc”, ông Vũ Quốc Hùng nhận định.

Có ý kiến từ dư luận lo ngại khả năng chấp nhận thư nặc danh, khối lượng công việc của các cơ quan chức năng có nguy cơ bị quá tải. Về vấn đề này, ông Vũ Quốc Hùng cho rằng: “Đã là cán bộ kiểm tra thuộc cơ quan chức năng đương nhiên phải nỗ lực cố gắng để hoàn thành chức phận của mình. Hơn nữa, chúng ta có hệ thống kiểm tra từ Trung ương đến địa phương nên lo ngại về khả năng quá tải là không đáng có. Chỉ sợ cơ quan chức năng không nỗ lực phấn đấu để làm hết trách nhiệm mà thôi.”

Theo ông Vũ Quốc Hùng, cần phải xây dựng quy trình xử lý đơn thư tố cáo, khiếu nại một cách cụ thể. Từ đó, cơ quan xử lý phải xem xét những tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi tham nhũng một cách kỹ càng trước khi vào cuộc, chứ không phải bất cứ thư nặc danh nào cũng xử lý ngay. Tuy nhiên, cần phải có thái độ tích cực với người dám đứng ra tố cáo để họ cảm thấy được bảo vệ. Còn với những người bịa đặt, tố cáo không có căn cứ với mục đích vu khống, gây mâu thuẫn nội bộ nếu phát hiện ra cần phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

“CÂY NGAY KHÔNG SỢ CHẾT ĐỨNG”

Trước đây việc tố cáo “nặc danh” được cho là không có cơ sở để xem xét xử lý vì lẽ có xử lý xong cũng không biết tìm ai để trả lời, nên những đơn thư nặc danh đều bị bỏ qua.
“Nhưng đối với vấn đề tham ô, tham nhũng, hành vi này rõ ràng là xâm phạm đến tài sản của Nhà nước cũng như xâm phạm đến tài sản và lợi ích chung của toàn dân, thì việc tố cáo không cần phải nêu danh cụ thể. Do vậy, đơn thư nặc danh tố cáo tham nhũng thì rõ ràng cơ quan chức năng phải xem xét, vào cuộc điều tra xử lý là đúng đắn”– luật sư Hoàng Văn Hướng nói.
Điều 42 Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20-10-2006 của Chính phủ cũng đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng: Đối với những đơn thư không rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo nhưng nội dung tố cáo rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo thông tin được cung cấp để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.
Trong trường hợp thư tố cáo “nặc danh” nhằm mục đích gây ảnh hưởng xấu, nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của cơ quan, để bảo vệ quyền lợi của cơ quan, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra, truy tố về hành vi vu khống Điều 122 Bộ luật Hình sự: “Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.” Lương Giang (lược ghi)

Sỹ Hào

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Bắt 2 gã trai mới lớn thực hiện nhiều vụ cướp manh động

Bắt 2 gã trai mới lớn thực hiện nhiều vụ cướp manh động

Ngày 1/10, Công an tỉnh Thái Bình thông tin, Công an huyện Tiền Hải đã khởi tố 2 đối tượng cướp tài sản.
Thương tâm bé trai 5 tuổi tử vong trước sảnh chung cư khi bố mẹ vắng nhà

Thương tâm bé trai 5 tuổi tử vong trước sảnh chung cư khi bố mẹ vắng nhà

Ngày 30/9, Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đang điều tra nguyên nhân vụ bé trai rơi từ tầng cao xuống đất tử vong ở một chung cư trong khu đô thị trên địa bàn phường Vĩnh Tuy.
Xử lý nam thanh niên "báo chốt" kiểm tra nồng độ cồn ở Sơn Tây

Xử lý nam thanh niên "báo chốt" kiểm tra nồng độ cồn ở Sơn Tây

Hành vi “báo chốt” Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ là một hành vi vi phạm pháp luật, không những gây ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan Nhà nước mà còn cổ súy thái độ và hành vi coi thường pháp luật, đối phó với các quy định pháp luật...
Lý do cựu Trưởng phòng Tài chính - Kế toán bị tuyên án tử hình?

Lý do cựu Trưởng phòng Tài chính - Kế toán bị tuyên án tử hình?

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Hoàng, SN 1971, cựu Trưởng phòng Tài chính - Kế toán, Kế toán trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Viện VSDTTW) - Bộ Y tế, về tội “Tham ô tài sản”.
Tử hình kẻ sát hại cô gái trẻ, phi tang xác xuống sông Hồng

Tử hình kẻ sát hại cô gái trẻ, phi tang xác xuống sông Hồng

Nhận định hành vi phạm tội của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, gây mất an ninh trật tự xã hội… Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tuyên bị cáo Tạ Duy Khanh tử hình về tội "Giết người", 5 năm tù về tội "Cướp tài sản"; tổng hình phạt là tử hình.
Ẵm án vì chiếm đoạt 1.200 camera giám sát của đối tác

Ẵm án vì chiếm đoạt 1.200 camera giám sát của đối tác

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Quốc Việt, SN 1994, quê Quảng Trị, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Nửa đêm mang bình khí cười đi giao cho khách, nam thanh niên gặp ngay 141

Nửa đêm mang bình khí cười đi giao cho khách, nam thanh niên gặp ngay 141

Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội cho biết, ngày 15/9/2024, các tổ công tác 141 qua kiểm tra, kiểm soát đã phát hiện 3 vụ việc, bàn giao 4 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự, tang vật thu giữ: 8 bình kim loại nghi chứa khí cười, 1 xe máy nghi xe tang vật, xử lý 9 vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó 2 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Từ nghi vấn người đàn ông đi xe Vespa sành điệu qua chốt 141

Từ nghi vấn người đàn ông đi xe Vespa sành điệu qua chốt 141

Dù đã cất giấu ma túy hết sức tinh vi, nhưng người đàn ông điều khiển xe Vespa sành điệu vẫn không qua mắt được các trinh sát của tổ công tác 141.
Giấu “hàng” trong người, gã U50 run rẩy khi gặp 141

Giấu “hàng” trong người, gã U50 run rẩy khi gặp 141

Phòng CSGT CATP Hà Nội cho biết ngày 6/9, lực lượng 141 qua kiểm tra, kiểm soát phát hiện 3 vụ việc, bàn giao 3 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp, tang vật thu giữ: 2 gói chứa chất nghi ma túy, 1 bình kim loại nghi chứa khí N2O, 01 xe mô tô nghi xe tang vật. Xử lý 22 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó 13 trường hợp vi phạm nồng độ cồn…

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động