Cảnh giác với chiêu trò bày bán trứng giải cứu trên hè phố
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Tuy nhiên, khi đến các điểm bán trứng, trứng được gói trong túi 30 quả/túi, người mua không được lựa chọn, không biết trứng mới hay cũ, có bị hỏng hay chưa… Là người tiêu dùng, chúng tôi cũng thấy băn khoăn liệu trứng gà ở đâu mà nhiều đến mức phải giải cứu, mà giá giải cứu khi cộng phí ship vào thì cũng khá cao, cũng không biết chất lượng, nên chúng tôi nghi hoặc và quyết định không mua nữa.
Sau đó qua tìm hiểu thì tôi được biết, trước đó, vào năm 2022-2023t, sau đợt dịch Covid kéo dài cũng từng diễn ra tình trạng trứng gà treo biển bán giải cứu là 65.000 đồng/30 chục, bán với số lượng nhiều ở hầu khắp các tuyến phố. Tuy nhiên, sau thời gian rộ lên, các cơ quan chức năng đã vào cuộc và khẳng định, không hề có tình trạng phải giải cứu trứng gà như quảng cáo của một số người bán. Đồng thời tại thời điểm đó, đồng loạt nhiều chủ trang trại cũng khẳng định họ không cần giải cứu trứng gà.
Tôi rất băn khoăn, không biết thực chất số trứng gà trên vỉa hè có nguồn gốc từ đâu? Tôi mong các cơ quan chức năng, đặc biệt là đội quản lý thị trường tăng cường kiểm tra nguồn gốc xuất xứ trứng đang được bày bán trên một số vỉa hè, khi chưa hề thấy có một trang trại nào của nông dân, kể cả các trang trại có quy mô vừa và lớn kêu gọi "giải cứu".
Qua đó, có thể thấy khả năng dường như người bán hàng đang lợi dụng cụm từ “giải cứu” để thu hút người mua hàng, khi đánh vào tâm lý thông cảm cho người dân cũng như ham giá rẻ… nên kêu gọi “giải cứu trứng” – có thể chỉ là một chiêu trò chụp giật trong kinh doanh. Vì vậy, người mua cần phải cảnh giác với việc các tư thương bày bán trứng trên hè phố Hà Nội, trên "chợ mạng" để kêu gọi giải cứu, rất có thể đó chỉ là chiêu trò lợi dụng, chụp giật trong kinh doanh, tránh để tiền mất tật mang.
Món ăn vỉa hè ngon rẻ của Hà Nội trở thành di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại