Cảnh báo nguy cơ cháy nổ trong những ngôi nhà dạng ống
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo đó, trên toàn quốc xảy ra 450 vụ cháy và sự cố cháy (trong đó 274 vụ sự cố chạm chập cháy trên cột điện, thiết bị điện trong nhà dân; cháy cỏ, rác và 09 vụ cháy rừng) làm chết 14 người, bị thương 26 người; thiệt hại tài sản ước tính 28,9 tỷ đồng và 140,98 ha rừng.
Đáng chú ý, có 313 vụ cháy và vụ sự cố cháy xảy ra tại khu vực thành thị, chiếm 69,54% tổng số vụ. Trong tháng 5-2021, tình hình cháy trong các khu dân cư, nhà ở kết hợp kinh doanh tiếp tục diễn biến phức tạp, điển hình vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 7-5-2021 làm 08 người chết; vụ cháy tại Công ty TNHH Dreamtech Việt Nam, tỉnh Bắc Ninh làm 03 người chết.
Đa phần những sự vụ cháy có liên quan đến tính mạng con người xảy ra ở các nhà phố, dạng nhà ống |
Như vậy, mặc dù có nhiều cảnh báo trước đó, nhưng những sự việc thương tâm bởi cháy vẫn diễn ra. Đa phần những sự vụ cháy nhà có liên quan đến tính mạng người đều đa phần xảy ra ở các nhà phố, dạng nhà ống.
Nhiều chuyên gia kiến trúc cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước, nhất là ở địa phương, cần có tầm nhìn quy hoạch từ khâu phân lô đất dành khoảng trống thoáng khí, thoát hiểm, có chỉ giới, hướng dẫn rõ ràng để người dân không xâm phạm. Không nên vì lợi ích trước mắt mà tạo tiền đề xảy ra hậu quả đau thương sau này. Cơ quan quản lý nhà nước cũng cần tuyên truyền, hướng dẫn phổ biến sâu rộng hơn cho người dân nắm được quy định về thoát hiểm, an toàn công trình nhà ở. Về lâu dài, cần xem xét hạn chế để hướng đến xóa bỏ công trình dạng nhà ống không lối thoát hiểm.
Trước đó, Nghị định 136/2020/NĐ-CP cũng tập trung vào cụ thể hóa điều kiện phòng cháy cho các cơ sở, đối tượng. Chẳng hạn như quy định có thiết kế và phải được thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với khu dân cư xây dựng mới; quy định rõ một số điều kiện đảm bảo an toàn PCCC đối với hộ gia đình vừa ở vừa sản xuất, kinh doanh... Đặc biệt, Nghị định cũng đã bổ sung một số loại hình cơ sở vào danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC là: Nhà trọ, trường tiểu học, THCS, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình; cửa hàng tiện ích...
Việc bổ sung một số loại hình cơ sở vào danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy là phù hợp với thực tiễn. Cụ thể như: Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện phòng cháy, chữa cháy quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy. Hộ gia đình sinh sống kết hợp sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm điều kiện có nội quy về PCCC, có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện PCCC bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC; về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC theo quy định của Bộ Công an; có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh; đồng thời có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
Điều kiện này phải được hộ gia đình thực hiện, duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Hộ gia đình sinh sống kết hợp sản xuất, kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định.
Trước nguy cơ cháy nổ trong mùa nắng nóng, lực lượng Cảnh sát PCCC khuyến cáo người dân chấp hành nghiêm các quy định, nội quy về PCCC rừng; đối với cá nhân, hộ gia đình không sắp xếp hàng hóa, vật dụng dễ cháy gần nguồn lửa, nguồn nhiệt; cẩn trọng khi đun nấu, thắp hương, đốt vàng mã, sạc các thiết bị điện, điện tử; ngắt các thiết bị điện khi không sử dụng; không tàng trữ chất cháy, nổ; không làm cản trở lối thoát nạn và có lối thoát nạn dự phòng; lắp đặt thiết bị báo cháy; trang bị phương tiện chữa cháy, thoát nạn như: Bình chữa cháy, búa, xà beng, thang dây, dây hạ chậm, mặt nạ phòng độc…; khi có cháy, nổ, sự cố, tai nạn gọi 114.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại