Thứ sáu 10/05/2024 08:41

Cần xác định rõ tiến độ xử lý với các nhóm dự án chậm triển khai

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tiếp theo chương làm làm việc của Kỳ họp thứ 12, HĐND thành phố Hà Nội, sáng 4/7, Thường trực HĐND TP đã trình bày tổng hợp ý kiến thảo luận tổ của đại biểu HĐND TP gửi UBND TP để báo cáo giải trình làm rõ các nội dung.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà trình bày tổng hợp ý kiến thảo luận tổ.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà trình bày tổng hợp ý kiến thảo luận tổ.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà cho biết, tại phiên làm việc buổi chiều 3/7, HĐND TP tổ chức thảo luận tại các tổ về 5 nhóm nội dung. Các tổ đại biểu HĐND TP đã thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, chất lượng với 40 lượt đại biểu phát biểu, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, trí tuệ của đại biểu HĐND. Các ý kiến thảo luận đã được Thường trực HĐND TP tổng hợp, gửi UBND TP để báo cáo giải trình làm rõ các nội dung và đã được gửi đến các vị đại biểu.

Cần đánh giá kỹ hơn vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công

Cụ thể, thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách của Thành phố 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023, các đại biểu đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện của Thành phố trong triển khai các Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết, Chương trình của Thành ủy và Nghị quyết của HĐND TP. Kinh tế Thủ đô đã vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và phục hồi. Các cân đối lớn được đảm bảo, thể hiện ở tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của các nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao...

Trên cơ sở những tồn tại, hạn chế UBND TP đã nêu, các vị đại biểu HĐND TP đề nghị UBND TP cần đánh giá kỹ hơn một số chỉ tiêu về kinh tế giảm so với cùng kỳ, đánh giá khả năng hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế trong 6 tháng cuối năm 2023; Đánh giá các cơ chế, chính sách, kế hoạch của Thành phố để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư.

Đại biểu HĐND TP cho rằng cần đánh giá kỹ hơn tồn tại vướng mắc trong tổ chức thực hiện việc giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp trong nhiều năm, các dự án trọng điểm của Thành phố. Việc thu ngân sách từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất tại các địa phương còn thấp dẫn đến ảnh hưởng cân đối nguồn vốn đầu tư công. Làm rõ tiến độ và tính khả thi Chương trình phát triển đô thị, công tác cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ trên địa bàn Thành phố; đánh giá việc phát triển hệ thống giao thông công cộng, hệ thống giao thông kết nối liên vùng...

Các đại biểu HĐND TP Hà Nội tham dự Kỳ họp.
Các đại biểu HĐND TP Hà Nội tham dự Kỳ họp.

Đồng thời, các đại biểu HĐND TP cũng nêu nhiều ý kiến, đề xuất, giải pháp để hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế- xã hội năm 2023 như: Cần có các giải pháp hiệu quả hơn nữa để kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 6 tháng cuối năm. Có giải pháp cân đối nguồn vốn trong việc không hoàn thành việc thu ngân sách từ nguồn về đấu giá đất. Tiếp tục rà soát, đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền; tăng cường giám sát, kiểm tra sau phân cấp; thực hiện có hiệu quả đề án khai thác tài sản công. Có chính sách giảm mức thuế, phí, lãi suất ngân hàng. Có các giải pháp cụ thể nhằm tăng hiệu quả kêu gọi đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đấu giá đất trên địa bàn thành phố...

Đại biểu đề nghị UBND TP quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, trong đó có việc rà soát, đẩy mạnh đầu tư xây dựng các trường công lập, giảm chênh lệch về chất lượng giữa nội và ngoại thành. Có các giải pháp khẩn trương thúc đẩy công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số của thành phố, đặc biệt là rà soát xây dựng, hoàn thiện các quy trình, quy chế liên quan đến thủ tục hành chính công...

Tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai

Đối với nhóm vấn đề đánh giá tình hình thực hiện giữa kỳ và cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp Thành phố (Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2023; Định hướng kế hoạch đầu tư công Thành phố năm 2024), đại biểu HĐND TP đề nghị UBND TP bổ sung đánh giá việc triển khai kế hoạch đầu tư công gắn với các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế theo nghị quyết Đảng bộ Thành phố, trong đó cần phân tích việc cân đối nguồn vốn, thứ tự ưu tiên và các giải pháp cụ thể khi còn nhiều dự án dở dang, nhóm dự án công trình trọng điểm chưa triển khai thực hiện.

Về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, đại biểu HĐND TP đề nghị UBND TP trên cơ sở Quyết định 922/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ, nghiên cứu quan tâm đến một số chính sách như: Hỗ trợ khuyến khích xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản giống, bảo quản nông sản; hỗ trợ máy móc, thiết bị để chuyển đổi số trong nông nghiệp; chính sách hỗ trợ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình điểm phát triển nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, trải nghiệm…

Thảo luận về “Định hướng phát triển không gian và hạ tầng đô thị Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065”, đại biểu HĐND TP đề nghị UBND TP có đánh giá, làm rõ hơn của báo cáo với dự phù hợp với Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 700/QĐ-TTg ngày 16/6/2023.

Quang cảnh phiên làm việc của kỳ họp thứ 12, HĐND TP ngày 4/7
Quang cảnh phiên làm việc của kỳ họp thứ 12, HĐND TP ngày 4/7

Các đại biểu cho rằng, cần có đánh giá, phân tích bổ sung vai trò, vị thế của Thủ đô và mối liên hệ vùng trong định hướng Quy hoạch phát triển kinh tế, Quy hoạch quốc gia, Quy hoạch vùng, Quy hoạch ngành, lĩnh vực, các tỉnh lân cận gắn với dự báo nhu cầu dân số, vai trò các khu đô thị vệ tinh, khu đô thị phía Tây vành đai 4, đề án lên quận của các huyện; hệ thống kết nối giao thông công cộng; định hướng cụ thể mô hình “thành phố trong thành phố”, trục cảnh quan sông Hồng - sông Đuống; tháo gỡ vướng mắc để khai thác, phát triển không gian hai bên sông Hồng; Khả năng kết nối giao thông hai bên bờ sông Hồng.

Nghiên cứu, rà soát bổ sung định hướng phát triển không gian ngầm đô thị, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiểm soát úng ngập; định hướng phát triển theo các ngành, lĩnh vực, ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng xanh Có giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp với kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu.

Về kết quả thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 8/4/2022 của HĐND TP về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn TP, các đại biểu đề nghị có đánh giá, bổ sung kết quả thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố đã được HĐND chất vấn các kỳ họp gần đây. Trong đó xác định rõ các nguyên nhân, các mốc tiến độ xử lý và các giải pháp cụ thể đối với các nhóm dự án chậm triển khai. Kiên quyết thu hồi các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai nhiều năm, vi phạm Luật Đất đai, công khai các dự án thu hồi đến các khu dân cư có dự án.

Hà Nội là điển hình "làn gió tươi mới" trong hoạt động của HĐND
Đại biểu HĐND TP thảo luận về định hướng phát triển đô thị trong Quy hoạch Thủ đô
Quyết liệt gỡ vướng mắc trong quản lý thu tiền sử dụng đất, đấu giá đất
Thịnh An - Ảnh: Phạm Hùng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người

Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người

Ngày 7/5/2024, tại trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Thủ tướng gửi thư khen lực lượng Cảnh sát giao thông đảm bảo an toàn dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thủ tướng gửi thư khen lực lượng Cảnh sát giao thông đảm bảo an toàn dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Ngày 5/5, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho biết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có thư khen gửi lực lượng CSGT và các lực lượng tăng cường, phối hợp, hỗ trợ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Thêm trân trọng và tự hào về thế hệ cha, ông!

Thêm trân trọng và tự hào về thế hệ cha, ông!

Hòa trong cái nắng mai óng vàng của tiết trời Xuân chưa qua mà Hè đang tới với cảnh vật xanh non như bừng lên sức sống, khiến lòng người hân hoan. Ngước nhìn lá Quốc kỳ kiêu hãnh tung bay trong gió như nhắc nhớ mỗi người về ngày non sông nối liền một dải, về một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Đường bộ cao tốc đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ được thông toàn tuyến vào ngày 30/6 tới

Đường bộ cao tốc đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ được thông toàn tuyến vào ngày 30/6 tới

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu Ban Quản lý dự án 6, Công ty cổ phần Đầu tư Phúc Thành Hưng (doanh nghiệp dự án) đảm bảo an toàn khai thác đoạn Diễn Châu - Quốc lộ 46B và thi công các hạng mục còn lại của Dự án đường bộ cao tốc đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt.
Việt Nam trở thành đối tác quan trọng và tin cậy hàng đầu của Nhật Bản

Việt Nam trở thành đối tác quan trọng và tin cậy hàng đầu của Nhật Bản

Ngày 8/5/2024, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đến chào từ biệt trước khi kết thúc nhiệm kỳ Đại sứ tại Việt Nam. Nhân dịp này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngoại giao Việt Nam” cho Đại sứ Yamada Takio để ghi nhận những đóng góp của Đại sứ Yamada đối với quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.
UNESCO ghi danh “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”

UNESCO ghi danh “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”

Ngày 8/5/2024, tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” (hay còn gọi là Cửu Đỉnh) của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành Di sản tư liệu của Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.
Cựu chiến sĩ Điện Biên kể chuyện trực tiếp đánh cứ điểm A1

Cựu chiến sĩ Điện Biên kể chuyện trực tiếp đánh cứ điểm A1

Ở tuổi 91, đại tá Nguyễn Thụ vẫn giữ được giọng nói hào sảng, trí nhớ minh mẫn khi kể lại rành mạch về cuộc chiến đấu của quân và dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, đặc biệt là cuộc chiến đấu tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của địch trên đồi A1 - trận địa ác liệt nhất.
Người dân Việt Nam mãi khắc ghi về lịch sử

Người dân Việt Nam mãi khắc ghi về lịch sử

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã viết lên một “thiên sử vàng” với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy.
Tạo động lực đầu tàu trong cả nước về nghiên cứu khoa học

Tạo động lực đầu tàu trong cả nước về nghiên cứu khoa học

Luật gia Nguyễn Bá Hội – Chi hội trưởng Chi hội Luật gia Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý (VIM) cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải cố gắng xây dựng được cơ chế, chính sách cho khoa học và công nghệ phát triển. Đồng thời, nên đề cập đến việc Thủ đô phải tạo động lực đầu tàu trong cả nước về nghiên cứu khoa học cơ bản.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động