Làm sao để hỗ trợ doanh nghiệp bù đắp chi phí, đảm bảo lương cho công nhân?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐại biểu (ĐB) Lưu Ngọc Hà (tổ ĐB quận Bắc Từ Liêm) cho hay, để công tác duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố không bị gián đoạn, các đơn vị thực hiện duy trì vệ sinh môi trường đã phải xoay sở các cái nguồn tài chính để bù đắp các chi phí để duy trì sản xuất, đảm bảo trả lương cho công nhân. Nhưng việc này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Đề nghị Giám đốc Sở Tài chính cho biết nguyên nhân chậm giải quyết, trách nhiệm và lộ trình bao giờ giải quyết?
Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu cho biết, việc đấu thầu cho dịch vụ vệ sinh môi trường là đấu thầu tập trung, do thành phố giao Trung tâm mua sắm tài sản và thông tin tư vấn của Sở Tài chính tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng khung, sau đó các quận huyện và Sở Xây dựng sẽ ký hợp đồng thực hiện. Như vậy quận Nam Từ Liêm là đơn vị ký hợp đồng cụ thể với nhà thầu.
Đề xuất thầu liên quan đến rất nhiều thứ như điều chỉnh về lương, giá nhiên liệu…, tuy nhiên, hợp đồng khung được ký chỉ điều chỉnh những nội dung đơn giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vì vậy, trong 2020 - 2021 các nhà thầu đề xuất và năm 2022, Sở Xây dựng và Sở Tài chính đã rà soát và điều chỉnh một nội dung về lương, thời điểm lương cơ bản được tăng lên 1.490.000 đồng. Nội dung này được hai sở trình vào giữa năm 2022, đây là một nội dung được Phó Thủ tướng giao Thành phố xem xét và đến tháng 8/2023 thành phố sẽ quyết định nội dung này.
Về việc nhà thầu “vật vã” với các nội dung liên quan như Luật Tài chính, theo Giám đốc Sở Tài chính, tất cả các hợp đồng khung và hợp đồng cụ thể được ký theo giá tiền lương cũ đã được thỏa thuận. Đây chỉ là điều chỉnh phần chênh lệch về lương, và khi trao đổi với các nhà thầu thì tiền lương cho người lao động đã được trả hết, do vậy không có chuyện nhà thầu nợ lương theo hợp đồng cũ, và không có chuyện các sở, quận huyện nợ tiền nhà thầu.
Sở đã được giao chủ trì xây dựng công thức tính chênh lệch tiền lương cũ-mới, và rà soát toàn bộ hợp đồng, quy trình trong 2017 - 2020. Đây là khối lượng công việc không nhỏ, ảnh hưởng tới hoạt động của Sở, do đó, cần thời gian xử lý. Sở Tài chính đang cùng Sở Xây dựng xây dựng dự thảo khung và sẽ xin ý kiến quận huyện và nhà thầu để đảm bảo tính thống nhất, công bằng. Dự thảo khung sẽ được trình Thành phố phê duyệt trong tháng 7 này, và các quận huyện sẽ dựa vào dự thảo khung để rà soát các hợp đồng, quy trình trong giai đoạn 2017 - 2020 và trình vào kỳ họp HĐND cuối năm để thanh toán. Tổng mức phí cần thanh toán vào khoảng 270 tỷ đồng trên toàn thành phố.
ĐB Trần Hợp Dũng (tổ ĐB huyện Thanh Trì) đề nghị làm rõ giải pháp làm sao tháo gỡ được cho các nhà máy áp dụng công nghệ mới, quy trình mới để sớm thanh toán cho nhà đầu tư, vừa để khuyến khích nhà đầu tư tiếp tục đầu tư lĩnh vực xử lý môi trường cũng như giải quyết được tình trạng mới gặp trong vận hành của nhà máy.
Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông cho biết, đơn giá xử lý rác nhà máy xử lý rác phát điện, thực hiện hợp đồng khi triển khai đầu tư xây dựng nhà máy trong đó có việc khi nhà máy vận hành đủ các tiêu trí đã phải thanh toán giá tạm tính theo hợp đồng. Trách nhiệm TP phải ban hành đơn giá chính thức. Đơn giá chính thức theo quy định được ban hành khi nhà máy phải được nghiệm thu và vận hành đảm bảo yếu tố kinh tế kỹ thuật. Hiện TP giao sở, ngành và chủ đầu tư xây dựng đơn giá chính thức để TP ban hành. Còn hiện TP chỉ đang thanh toán theo giá tạm tính theo hợp đồng.
Hà Nội: Xử lý dứt điểm các dự án sử dụng đất chậm triển khai |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại