Cần chính thức khởi động việc xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐoàn công tác làm việc tại UBND TP Hà Nội |
Từ 8h30 đến 9h30 sáng cùng ngày, Đoàn công tác đã thăm và làm việc tại Bộ phận Một cửa UBND phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Để nắm bắt công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức chuẩn bị triển khai thực hiện thí điểm 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông, gồm: Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thể Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí. Qua đó, nắm bắt khó khăn, vướng mắc và giải đáp một số đề xuất, kiến nghị của cơ sở.
Từ 9h30 đến 11h30, Đoàn công tác làm việc tại UBND TP. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc đã triển khai thí điểm đối với 2 TTHC liên thông; thí điểm số hóa, đồng bộ và chia sẻ dữ liệu về đất đai, xây dựng, thuế, dân cư; thí điểm số hóa, chia sẻ dữ liệu về y tế, an sinh xã hội (lao động, thương binh và xã hội, bảo hiểm xã hội) và dân cư.
Để hoàn thành các nhiệm vụ triển khai thí điểm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đề nghị, các Bộ, Ngành Trung ương thường xuyên quan tâm, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, kinh phí cho địa phương. Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng sớm tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho các sở, ngành địa phương để hoàn thành việc số hóa, làm sạch dữ liệu.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, Đề án 06 của Chính phủ có 25 dịch vụ công, trong đó có 4 dịch vụ kết hợp giữa 4 bộ gồm: Công an, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội. Ban Chỉ đạo Đề án 06 của Chính phủ đã chọn 1 số địa phương làm điểm, trong đó có Hà Nội. Bởi Hà Nội có quy mô dân số đông, độ phức tạp về thành phần cư trú ngang nhiều nước trên thế giới.
“Quan điểm “làm điểm” thay vì làm thí điểm. Bởi thí điểm có thể dừng nhưng làm điểm là làm cho tới cùng. Tinh thần phải làm thật nghiêm túc và có thể tạo nên một “cuộc cách mạng” nếu làm tới cùng”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cho biết, trong 3 nhóm dữ liệu: Con người, tài chính doanh nghiệp, đất đai và tài nguyên. Cần chính thức khởi động việc xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung.
Về dữ liệu con người, Phó Thủ tướng lưu ý, phải hướng tới làm rõ từ nhóm máu, quá trình học tập, bệnh tật, tài sản sau chết... Quá trình thu thập phải chỉ đạo thống nhất từ trên xuống, chú ý tới cơ chế lấy dữ liệu và cập nhật dữ liệu.
Trước đây mỗi đơn vị lấy dữ liệu riêng, giờ phải xác định là lấy dữ liệu chung cho Chính phủ. Các Bộ, ngành phải ngồi với nhau, xem mỗi ngành cần dữ liệu gì để quản lý công việc của mình. Sau đó, tổ chức lấy dữ liệu một lần hoặc lấy theo nhóm, không lấy dữ liệu lẻ tẻ.
Về dữ liệu đất đai, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: “Đây là nội dung khá phức tạp. Nhóm về lao động tuy dễ hơn nhưng cần tập trung đối tượng bảo trợ, người có công, những đối tượng chúng ta chi tiền hỗ trợ Covid-19. Về nhóm y tế, cần chỉ đạo thật khẩn trương tiến tới bệnh án điện tử, đơn thuốc điện tử....
Phải giao ban thường xuyên, đây là nhiệm vụ vô cùng vất vả, phải có đợt cao điểm làm, để tạo khí thế và hiệu quả. Còn làm bình bình thì sẽ thua. Tôi lấy ví dụ, Công an làm dữ liệu về căn cước thôi, mà ngành Công an phải mất 9 tháng ra quân. Mà đấy là chỉ có một dữ liệu dễ nhất trong các loại dữ liệu, thì các đồng chí hình dung khối lượng công việc lớn thế nào”.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, có dữ liệu rồi làm phần mềm để kết nối các dữ liệu đấy ra dịch vụ công cơ bản sẽ không vấn đề gì. Còn dữ liệu mà không có, không kết nối được thì cũng giống như chúng ta thiết kế cái nhà rồi nhưng không có phần móng, chả biết xây lên đâu. Tất cả mọi sự đã bàn từ nhiều năm, chúng ta cũng đã thất bại nhiều lần rồi, lần này phải quyết tâm làm cho bằng được.
Nâng cao nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính về xây dựng cho cán bộ, công chức | |
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các cuộc Thanh tra để tránh chồng chéo |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại