Thứ ba 26/11/2024 13:00

Cần cẩn trọng với uốn ván, căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, cuối giờ chiều ngày 10/11, bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân uốn ván trong tình trạng suy hô hấp nguy kịch. Trước đó 10 ngày, trong lúc làm việc, bệnh nhân bị que gỗ đâm vào đuôi cung mày bên phải gây vết thương nhẹ.
Cần cẩn trọng với uốn ván, căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao
Các bác sĩ tiến hành cấp cứu cho bệnh nhân.

Khi nhập viện, bệnh nhân tăng trương lực cơ toàn thân, hai hàm răng cắn chặt, lọc sọc đờm hầu họng, không nuốt và không ho khạc được. Người bệnh thở rất khó khăn, toàn thân tím tái, nguy cơ sắp ngừng thở.

Các bác sĩ chỉ có ít phút để mở đường thở qua cổ (mở khí quản) hỗ trợ thở máy cho bệnh nhân. Quá trình chuẩn bị dụng cụ và mở khí quản được tiến hành khẩn trương. Sau khoảng 10 phút, bệnh nhân đã được mở một đường thở qua cổ, hút trong phổi ra rất nhiều đờm, sau đó kết nối với máy thở và tình trạng hô hấp được đảm bảo. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần được điều trị dài ngày, chăm sóc và phục hồi chức năng tích cực mới có hy vọng sống sót.

Theo đó, cách đây 10 ngày, bệnh nhân bị que gỗ đâm vào đuôi cung mày bên phải trong lúc làm việc. Vết thương chảy máu, sau đó tự cầm và khô dần. Hai ngày sau, bệnh nhân xuất hiện há miệng hạn chế, khó nuốt, không ho khạc được. Cùng ngày vào viện, bệnh nhân khó thở, hai hàm răng cắn chặt, được gia đình đưa đi cấp cứu.

Trước đó, ngày 31/10/2022, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình cũng tiếp nhận một bệnh nhân uốn ván trong tình trạng tương tự và phải mở khi quản cấp cứu để tạo đường thở qua cổ. Sau thời gian điều trị, bệnh nhân đã rút được ống mở khí quản, từ thở tốt, đang được theo dõi sát và phục hồi chức năng tích cực.

Bệnh uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Tỷ lệ tử vong chung do uốn ván có thể đến 90%, uốn ván rốn sơ sinh tử vong trên 95%. Ngoài ra, nếu bệnh nhân sống sót thường để lại di chứng nặng nề, quá trình điều trị khó khăn và tốn kém.

Mặc dù đã có vắc xin phòng uốn ván nhưng do tiêm phòng không đầy đủ và không tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm nên số ca bệnh uốn ván vẫn xảy ra quanh năm, chủ yếu ở nam giới trong độ tuổi lao động, để lại hệ lụy rất lớn về gánh nặng bệnh tật.

Nha bào uốn ván (ở trong bụi, nước và đất bẩn, phân gia súc-gia cầm) xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương ở da và niêm mạc: dẫm phải đinh-gai, vết bỏng, vết thương hở, vết thương dập nát bẩn, viêm chân răng, sâu răng, viêm tai giữa… Nha bào của vi khuẩn sinh ra ngoại độc tố (Tetanus exotoxin) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí.

Ngoại độc tố uốn ván tác động vào sự dẫn truyền thần kinh cơ gây tình trạng cứng hàm, co cứng cơ toàn thân liên tục, co thắt thanh quản gây suy hô hấp. Trên nền có cứng, xuất hiện các cơn co giật toàn thân làm cho tình trạng bệnh nhân thêm nặng nề hơn. Người bệnh thường tử vong do co cứng các cơ lồng ngực (dấu hiệu chẹn ngực) hoặc sặc dịch hầu họng và dịch dạ dày vào phổi gây suy hô hấp.

Theo các bác sĩ, bệnh uốn ván đã có vắc xin phòng ngừa. Đối tượng được tiêm phòng vắc xin chủ yếu là trẻ em và phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ. Vắc xin uốn ván chỉ sinh ra kháng thể trong 5-10 năm nên cần tiêm nhắc lại 1 mũi sau 5-10 năm đối với người đã tiêm phòng đầy đủ trước đó. Vì vậy, đa số người lớn và trẻ em sau tiêm vắc xin trên 10 năm, không có kháng thể chống lại vi khuẩn uốn ván nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương và gây bệnh.

Tiêm phòng vắc xin uốn ván cho những người chưa tiêm phòng hoặc những người đã tiêm phòng nhưng chưa tiêm nhắc lại sau 5-10 năm là việc cần thiết, đặc biết là những người có nguy cơ cao (người thường xuyên tiếp xúc với bùn đất, phân của các loại động vật; nông dân; công nhân trong các công trường, nhà máy, xí nghiệp).

Đảm bảo cung ứng vắc xin phòng bệnh phối hợp bạch hầu – ho gà – uốn ván
Bé sơ sinh nhập viên cấp cứu sau khi được bà cắt dây rốn tại nhà
Đưa tiêm nhắc vắc xin bạch hầu, uốn ván cho trẻ 7 tuổi vào chương trình tiêm chủng mở rộng
Minh Nhật
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động