Cách điều chỉnh nguyện vọng “thông minh” để tăng khả năng đỗ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh: Trước hết, các em cần rà soát lại các ngành và trường đại học đã lựa chọn dựa trên sở thích và năng lực của bản thân, xem kỹ các điều kiện và tổ hợp xét tuyển của từng ngành, từng trường. Bên cạnh đó, các em nên tranh thủ thời gian tìm hiểu thêm thông tin về các ngành nghề (nội dung đào tạo, cơ hội việc làm hoặc cơ hội học lên cao sau khi tốt nghiệp). Đây là việc kết hợp giữa “nhìn gần” và “nhìn xa”, lắng nghe chính mình.
|
Một việc quan trọng không thể bỏ qua là các em cần xem thông tin điểm chuẩn 1-2 năm gần đây của các ngành dự định đăng ký và phổ điểm các môn thi, các tổ hợp thi năm 2021, so sánh với phổ điểm năm 2019 và năm 2020 để có dự đoán về xu hướng tăng hay giảm của điểm chuẩn. Để dự đoán được điểm chuẩn là việc không đơn giản. Tuy nhiên các em có thể tham khảo trang thông tin tuyển sinh của Trường và các báo.
PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh cũng đưa ra lời khuyên cho các nhóm điểm, theo đó: Đạt điểm cao là điều rất vui, nhưng nếu mặt bằng chung điểm ở tổ hợp xét tuyển cũng cao, ngành chọn lại là ngành “hot” thì cũng nên thận trọng.Thực tế các năm trước, có những em đạt điểm cao, thậm chí 25, 26 điểm nhưng vẫn trượt đại học hoặc trúng tuyển vào ngành ít mong muốn.
“Theo tôi, vẫn phải tham khảo phổ điểm các môn và tổ hợp xét tuyển. Dù điểm thi khả quan, các em vẫn nên thực hiện chiến lược điều chỉnh nguyện vọng xếp theo thứ tự yêu thích kết hợp với điểm chuẩn từ cao xuống thấp: 2-3 nguyện vọng đầu là những ngành ưu tiên nhất và dự báo điểm chuẩn có thể bằng hoặc thậm chí cao hơn điểm thi thực tế 1-1,5 điểm. Nếu dự báo điểm chuẩn của các nguyện vọng 1-2 thấp hơn điểm thi thì vẫn nên chọn thêm một số ngành ưa thích có dự báo điểm chuẩn thấp hơn nữa cho an toàn” – PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh nói.
Còn nếu kết quả thi không thực sự thuyết phục thì thí sinh nên có thêm những lựa chọn an toàn. Thực tế, nhiều ngành điểm chuẩn không quá cao nhưng sau khi tốt nghiệp, sinh viên lại có những nghề nghiệp thú vị và có cơ hội việc làm, có sự nghiệp tốt. Khối các ngành Khoa học cơ bản, khối ngành Khoa học trái đất và Tài nguyên-Môi trường là ví dụ. Đây là những ngành rất “khát” nhân lực, đang rất cần nhân lực chất lượng cao, cơ hội nghề nghiệp cũng rất rộng mở.
Thời điểm này, các trường đã bắt đầu công bố điểm sàn xét tuyển, thực chất điểm sàn chỉ là ngưỡng đầu vào nộp hồ sơ, có trúng tuyển hay không còn phụ thuộc vào điểm chuẩn (mà điểm chuẩn chịu tác động nhiều của điểm thi, tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển, chỉ tiêu hiện có) nên thí sinh cần cân nhắc, theo dõi các thông tin thường xuyên để có điều chỉnh phù hợp khi nào cổng điều chỉnh nguyện vọng của Bộ chính thức mở.
Bộ GD&ĐT vừa gửi công văn tới các cơ sở đào tạo hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh 2021 trong tình hình dịch Covid-19. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh lịch tuyển sinh ĐH,CĐ với phương thức xét tuyển chung dựa trên kết quả 2 đợt thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Chậm nhất ngày 26-8, Bộ GD&ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, khối ngành sức khỏe. Trước 17g ngày 28-8, điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo. Từ ngày 29-8 đến 17g ngày 5-9, thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT (thí sinh chỉ được điều chỉnh theo phương thức trực tuyến). Thí sinh điều chỉnh sai sót liên quan đến ưu tiên đối tượng, khu vực (thực hiện bằng phiếu và nộp tại điểm thu nhận hồ sơ) . Từ ngày 13-9 đến 17g ngày 15-9, thực hiện quy trình xét tuyển đợt 1 theo Quy chế tuyển sinh. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại