Thứ bảy 23/11/2024 05:22

Các giai đoạn ung thư dạ dày

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Các giai đoạn ung thư dạ dày gồm những gì? Có thể phòng tránh ung thư dạ dày bằng cách nào? Đọc bài viết ngay để nắm rõ thông tin.

Các giai đoạn ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày phát triển bất thường đột biến, mất kiểm soát và xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. Khi bệnh ung thư dạ dày tiến triển nặng, có thể gây tử vong. Theo hệ thống phân loại TNM của Ủy ban Ung thư Hoa Kỳ AJCC, các giai đoạn ung thư dạ dày được chia làm 5 giai đoạn, lần lượt từ 0 đến 4. Việc phân loại này được dựa trên 3 các tiêu chí chính:

  • Phạm vi (kích thước) của khối u: Ung thư đã phát triển bao xa trong 5 lớp của thành dạ dày? Ung thư đã xâm lấn hay di chuyển đến các cơ quan gần đó chưa?

  • Sự lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó (N): Ung thư có lan sang các hạch bạch huyết gần đó không?

  • Sự di căn đến các vị trí xa (M): Ung thư có di căn đến các hạch bạch huyết xa hoặc các cơ quan xa như gan hoặc phổi không?

Các giai đoạn ung thư dạ dày

  • Giai đoạn 0 (còn gọi là giai đoạn sớm): Tế bào ung thư mới nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.

  • Giai đoạn 1: Tế bào ung thư đã xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày nhưng chưa lây lan ra các cơ quan khác. Giai đoạn này vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày.

  • Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc dạ dày. Ở giai đoạn 2 bắt đầu xuất hiện một vài biểu hiện rõ rệt hơn: đau bụng, buồn nôn….

  • Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã bắt đầu lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể.

  • Giai đoạn 4 (Giai đoạn cuối): Tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể. Tỷ lệ tử vong cao.

Phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày ngày càng phổ biến và trẻ hóa, việc điều trị lại tốn kém và khó khăn. Đặc biệt, nếu phát hiện muộn khi các tế bào ung thư đã di căn thì vô phương cứu chữa. Vì vậy, người dân nên nâng cao việc phòng chống bệnh ung thư dạ dày ngay từ sớm bằng cách.

  • Duy trì chế độ sinh hoạt, luyện tập, nghỉ ngơi khoa học.

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh với các thực phẩm giàu vitamin và chất xơ.

  • Hạn chế ăn các thực phẩm giàu nitric và amin thứ cấp như dưa muối, cà muối, đồ ăn lên men, thịt hun khói, đồ nướng. Bởi vì khi đi vào dạ dày, các chất này sẽ kết hợp thành độc tố gây nguy cơ ung thư.

  • Không hút thuốc lá, uống rượu, bia hoặc sử dụng chất kích thích.

  • Hạn chế đồ ăn công nghiệp và nước ngọt đóng chai.

  • Chủ động tầm soát ung thư dạ dày sớm đối với các trường hợp có yếu tố nguy cơ.

Mặc dù độ tuổi thường gặp ung thư dạ dày là từ 50 tuổi trở lên, nhưng những năm gần đây, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa và phổ biến cả ở những người dưới 40 tuổi. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm từ giai đoạn khởi phát thì cơ hội điều trị thành công cao, tỷ lệ sống trên 5 năm đến 90%. Do đó, người dân nên nâng cao việc phòng ngừa và tầm soát ung thư dạ dày từ sớm để tránh những rủi ro đáng tiếc do căn bệnh nguy hiểm này gây ra.

Hy vọng thông tin về các giai đoạn ung thư dạ dày cũng như các cách phòng ngừa bệnh sẽ giúp bạn đọc có nhiều thông tin hơn về căn bệnh nguy hiểm này!

Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động