Thứ năm 25/04/2024 20:22

Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thời điểm mùa Xuân và đầu mùa Hè thường gia tăng các vụ ngộ độc do nấm độc, hoa quả rừng, cây rừng… và đã có nhiều trường hợp tử vong.
Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên
Nhiều loại nấm, hoa quả rừng phát triển do điều kiện thời tiết khiến người dân dễ nhầm lẫn và dễ bị ngộ độc. ảnh minh họa

Ngày 16/2, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) – Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo cơ quan quản lý về ATTP của các địa phương tăng cường công tác phòng chống ngộ độc do độc tố tự nhiên gây ra.

Theo số liệu giám sát ngộ độc và yếu tố dịch tễ, hằng năm vào thời điểm mùa Xuân và đầu mùa Hè đặc biệt là tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên thường xảy ra các vụ ngộ độc do người dân sử dụng các thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, hoa quả rừng, cây rừng...). Trong đó, đã có những trường hợp tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề cho người bị ngộ độc dù đã được cứu chữa kịp thời.

Để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc do độc tố tự nhiên đặc biệt do nấm độc và các loại hoa quả rừng trong thời gian tới, Cục An toàn thực phẩm ban hành Công văn số 278 đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Quản lý An toàn thực phẩm các tỉnh/thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh:

Phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường giám sát, triển khai các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong sử dụng, tiêu dùng sản phẩm nông sản, sử dụng các loại nấm, cây, củ quả rừng tự nhiên làm thực phẩm. Đặc biệt, đối với các đối tượng nguy cơ cao hoặc đặc điểm vùng miền (dễ xảy ra ngộ độc).

Cục ATTP đề nghị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức ATTP và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên cho cộng đồng, khuyến cáo người dân không sử dung các thực vật lạ, có nguy cơ gây ngộ độc như: nấm rừng, cây củ, quả rừng lạ...

Chú ý hướng dẫn biện pháp chế biến đảm bảo an toàn đối với các sản phẩm mang tính truyền thống hoặc tập quán của địa phương. Tập trung vào các đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Sử dụng các vật liệu truyền thông bằng cả tiếng Kinh và tiếng dân tộc.

Cục ATTP cũng đề nghị hướng dẫn người dân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc.

Các đơn vị y tế trên địa bàn cũng cần chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để kịp thời khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc xảy ra.

Đánh giá sức khỏe 40 học sinh ngộ độc thực phẩm khi đi dã ngoại tại Mộc Châu
Đeo khẩu trang có gây ngộ độc carbon dioxide không?
Hà Nội kiểm soát tốt dịch bệnh, không xảy ra ngộ độc thực phẩm dịp Tết
Dương Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động