Thứ ba 26/11/2024 11:56

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Lương nhân viên trường học còn rất thấp

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ Nội vụ sẽ đề nghị địa phương tổng rà soát nhân viên trường học, có phương án sắp xếp đúng danh mục vị trí việc làm để cải cách tiền lương với nhóm này.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Lương nhân viên trường học còn rất thấp

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn.

Sáng 7/11, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV tiếp tục tiến hành Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn.

Sẽ xét thăng hạng cho nhân viên là viên chức trường học

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đại biểu Trịnh Minh Bình (Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh Vĩnh Long) cho biết, nhân viên trường học có vị trí, vai trò quan trọng trong tổ chức các hoạt động dạy và học của nhà trường.

Tuy nhiên hiện lương của nhân viên nhà trường còn rất thấp. "Khi cải cách chính sách tiền lương mới thì Bộ trưởng có giải pháp nào để cải thiện lương của nhân viên trường học?" - đại biểu Trịnh Minh Bình đặt câu hỏi.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đánh giá "đây là câu hỏi rất thiết thực". Hiện nay nhân viên trường học gồm thủ quỹ, kế toán, văn thư có 150.000 viên chức. Chế độ lương với nhân viên trường còn rất thấp, chưa đảm bảo lương tối thiểu vùng theo quy định.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Lương nhân viên trường học còn rất thấp
Đại biểu Trịnh Minh Bình (Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh Vĩnh Long) đặt câu hỏi chất vấn.

Thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ đề nghị địa phương tổng rà soát nhân viên trường học, có phương án sắp xếp đúng danh mục vị trí việc làm để cải cách tiền lương với nhóm này.

"Họ là viên chức, không được hưởng phụ cấp công vụ 25%, nên nếu cải cách tiền lương mới có thể sẽ bị thiệt thòi. Trong khi địa phương, bộ ngành chưa hướng dẫn thi thăng hạng viên chức" - Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói sẽ xét thăng hạng cho nhân viên là viên chức trường học.

Đại biểu Trần Kim Yến (Đoàn ĐB Quốc hội TP. Hồ Chí Minh) cho biết, trong tinh giản biên chế, sắp xếp tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động rất cần thiết. Tuy nhiên, tinh giản mang tính chất cào bằng cơ học đang ảnh hưởng rất nhiều đến ngành giáo dục khi rất nhiều địa phương chia sẻ đang thiếu rất nhiều giáo viên nhưng việc tuyển dụng giáo viên đang cực kỳ khó khăn. Chưa kể giáo viên nghỉ việc tiếp tục gia tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó có có nguyên nhân là do quá nhiều áp lực và thu nhập chưa đủ sống.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Lương nhân viên trường học còn rất thấp
Đại biểu Trần Kim Yến (Đoàn ĐB Quốc hội TP Hồ Chí Minh) đặt câu hỏi chất vấn.

"Mặt khác, đề án vị trí việc làm trong nhà trường không có chức danh giám thị. Đây cũng là thêm một áp lực dành cho nhà trường và giáo viên. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết giải pháp giải quyết vấn đề trên?" - Đại biểu Trần Kim Yến đặt câu hỏi.

Cùng nội dung quan tâm, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh Quảng Bình) cho biết, giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho thấy, mức lương giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non còn rất thấp nhưng áp lực công việc rất lớn. Tại buổi đối thoại của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với 1 triệu nhà giáo cũng đã có 6.000 câu hỏi gửi tới Bộ trưởng liên quan đến vấn đề này.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo yêu cầu, lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết chủ trương này của Đảng có được cụ thể trong cải cách tiền lương của năm 2024 hay không? Giải pháp về chính sách cho nhà giáo?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Lương nhân viên trường học còn rất thấp
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh Quảng Bình) đặt câu hỏi chất vấn.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Yến (Đoàn ĐB Quốc hội TP Hồ Chí Minh), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, giai đoạn vừa qua và quán triệt với chủ trương của Đảng về sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, cả hệ thống chính trị đã hết sức nỗ lực và có những thành công bước đầu trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế.

Chỉ tính riêng về tinh giản biên chế đối với công chức giai đoạn 2017 -2021, chúng ta đã giảm được 10,01% và đối với viên chức, chúng ta đã giảm được 11,67% viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Hai khái niệm này có khác nhau.

Bộ trưởng giải thích thêm, trong số viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì ngành giáo dục giảm 6,4%, còn lại toàn ngành y tế giảm 32% do thúc đẩy được tự chủ, chuyển số biên chế đó sang hưởng lương tự chủ. Do đó, hai khái niệm này khác nhau.

Tuy nhiên, thực tiễn giai đoạn vừa qua, nhiều địa phương thực hiện việc giảm biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì lại cắt hẳn biên chế đi. Cho nên thiếu số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, nhất là ngành giáo dục. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, riêng đối với ngành giáo dục có tính đặc thù. Cho nên việc thiếu giáo viên thường xuyên đang diễn ra thì đây là vấn đề thực tiễn.

Vậy để giải quyết bài toán như ý kiến mà đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh một số giải pháp là cần thống nhất với nhau về mặt nhận thức, đối với viên chức thì cần tập trung một cách đồng bộ, quyết liệt để giảm số lượng viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước nhưng vẫn phải đảm bảo được số lượng người làm việc cho đơn vị sự nghiệp, tức là thúc đẩy tự chủ, làm sao để xã hội hóa, giảm được số viên chức được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Đối với ngành giáo dục, cần tập trung rất cao cho việc hoàn thiện một số hệ thống thể chế. Trước hết đề nghị Bộ Giáo dục và đào tạo nên rà soát, xem xét lại. Và tới đây nữa chúng ta sẽ ban hành Luật Nhà giáo để có giải pháp đảm bảo được những vấn đề cơ bản nhất cho việc đảm bảo đời sống, số lượng và chất lượng trong hoạt động cảu đơn vị sự nghiệp giáo dục. Trước mắt khẩn trương sửa đổi Thông tư 06 và Thông tư 11 về định mức giáo viên và học sinh trên lớp. Đồng thời sửa Nghị định 81 để đảm bảo việc thực hiện thu phí cho tất cả các cơ sở giáo dục, từ mầm non cho đến đại học. Và khẩn trương rà soát để có hướng dẫn để rà soát, sắp xếp lại quy mô trường lớp phù hợp.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Lương nhân viên trường học còn rất thấp
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh Đắk Lắk) đặt câu hỏi chất vấn.

Chính sách tiền lương đối với đội ngũ không phải công chức trong cơ quan quản lý nhà nước?

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh Đắk Lắk) cho biết, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội rằng sẽ sớm giải quyết tình trạng một số cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước nhưng chưa được giao biên chế công chức.

“Với trách nhiệm của mình trong thời gian qua, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết đã có đề xuất như nào để giải quyết về vấn đề trên? Việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương cho đội ngũ này sẽ được thực hiện như thế nào trong thời gian tới?” - đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt đặt vấn đề.

Đại biểu Phạm Thị Kiều (Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh Đắk Nông) khẳng định, về việc xây dựng vị trí việc làm trong hệ thống chính trị nói chung và trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp nói riêng rất quan trọng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Tuy nhiên, việc xây dựng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Vì vậy, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ này trong thời gian tới?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Lương nhân viên trường học còn rất thấp
Đại biểu Phạm Thị Kiều (Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh Đắk Nông) đặt câu hỏi chất vấn.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, hiện nay, trên thực tế đang tồn tại một số cơ quan quản lý nhà nước nhưng biên chế viên chức, thuộc các khối như quản vụ, kiểm lâm của các vườn quốc gia, thanh tra giao thông, chăn nuôi thú ý, kiểm dịch động vật. Đây là điều tồn tại từ trước khi hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Tổng số viên chức này, đến thời điểm 31/12/2022 là 7191 người. Khi báo cáo với Ban Chỉ đạo về quản lý biên chế, Bộ đã báo cáo thực trạng này như một sự tồn tại của lịch sử, cần chuyển vị trí viên chức thành công chức để đảm bảo quyền lợi, chế độ cho các đối tượng này.

Sau Kỳ họp thứ 4, Bộ đã báo cáo với Ban Cán sự Đảng Chính phủ để báo cáo với Ban chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế, hiện nay, Ban Chỉ đạo trung ương đang xem xét điều chuyển số viên chức này, đang thực hiện chức năng quản lý nhà nước để trả lại thành công chức, thực hiện đúng chính sách cho các đối tượng này. Tới đây, Bộ cũng sẽ đề nghị với Ban chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế giải quyết nhanh để đảm bảo được việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Về việc xây dựng vị trí việc làm để chuẩn bị cho cải cách tiền lương nói riêng, cho quản lý, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, xác định chức nghiệp công vụ nói chung, Bộ trưởng cho biết đây là nhiệm vụ rất quan trọng.

Trước hết, để cải cách tiền lương, thời điểm này, chúng ta đã hoàn thành xong được danh mục vị trí việc làm. Về mặt cơ bản, từ năm 2016 đến nay, cơ bản các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện việc xây dựng vị trí việc làm, tuy nhiên chưa hoàn thiện, chưa đảm bảo được một cách đầy đủ, khoa học, căn cơ.

Thực hiện Nghị định số 62, Nghị định 106 của Chính phủ, các cơ quan đang sắp hoàn thiện toàn bộ các nội dung, qua đó đảm bảo triển khai đồng bộ, toàn diện trong hệ thống hành chính nhà nước, tuy nhiên, đối với các cơ quan thuộc khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội, thì cần có sự chỉ đạo thống nhất để đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống chính trị.

Đối với Quốc hội, Ban Công tác Đại biểu sẽ triển khai công tác này, đảm bảo việc xây dựng vị trí việc làm để thực hiện trả lương theo vị trí việc làm có thể đáp ứng được tinh thần triển khai chính sách cải cách tiền lương.

Lương tối thiểu vùng chưa thể tăng vào 1/1/2024? Lương tối thiểu vùng chưa thể tăng vào 1/1/2024?

Trong 10 năm qua, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã có 10 lần khuyến nghị Chính phủ tăng lương hoặc giữ nguyên mức lương ...

Cải cách tiền lương: Giáo viên, bác sĩ sẽ phấn khởi vì tăng lương Cải cách tiền lương: Giáo viên, bác sĩ sẽ phấn khởi vì tăng lương

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, khi cải cách tiền lương, ngành giáo dục, y tế sẽ thực hiện được mục ...

Việt An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động