Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý về đăng ký, cấp phép bay với tàu bay không người lái
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênToàn cảnh phiên họp chiều 30/10. Ảnh: Quốc hội |
Chiều 30/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng không nhân dân. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.
Trước phiên thảo luận, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới đã báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới, dự thảo Luật Phòng không nhân dân sau khi tiếp thu, chỉnh lý có 8 chương với 55 điều.
Đặc biệt, liên quan đến nội dung tàu bay không người lái và phương tiện bay…, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, về khái niệm “Tàu bay không người lái”, “Phương tiện bay siêu nhẹ”, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý lại khái niệm này đảm bảo phù hợp, đầy đủ, bao quát đối với cả những thiết bị bay khác không người lái có thể có trong tương lai như taxi bay, motor bay.
Để bảo đảm bao quát, thống nhất với các quy định có liên quan; trên cơ sở ý kiến ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bỏ từ “siêu nhẹ” và xây dựng khái niệm theo hướng liệt kê các loại khí cầu, mô hình bay, dù bay, diều bay (trừ diều bay dân gian) và thiết bị bay khác có người điều khiển hoặc không có người điều khiển mà không phải là tàu bay, máy bay trực thăng, tàu bay không người lái.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới. Ảnh: Quốc hội |
Về quy định nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập tàu bay không người lái, phương tiện bay khác, quy định về nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất… trong dự thảo Luật phù hợp với chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành, bảo đảm thống nhất với các luật chuyên ngành.
Theo đó, Bộ Công Thương quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay khác, nhưng đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do vậy cần phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý hoạt động kinh doanh tàu bay không người lái và phương tiện bay khác, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quản lý về đăng ký, cấp phép bay với tàu bay không người lái và phương tiện bay khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vùng trời.
Về cấp phép bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới nhấn mạnh, khu vực cấm bay và khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ được quy định tại Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg ngày 10/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn thực hiện Luật Hàng không dân dụng và Nghị định 36/2008/NĐ-CP về quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ. Khoản 5 Điều 29 dự thảo Luật đã giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.
Trên cơ sở ý kiến ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý khoản 2 Điều này, theo đó đã bổ sung quy định Bộ Quốc phòng cấp phép bay hoặc phân cấp cho đơn vị thuộc quyền cấp phép bay đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay khác.
Bộ Quốc phòng sẽ căn cứ vào loại phương tiện, độ cao, tính chất hoạt động của tàu bay không người lái và phương tiện bay khác để phân cấp thẩm quyền cấp phép bay cho Bộ Tư lệnh quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh; bổ sung Bộ Công an cấp phép bay cho các chuyến bay của tàu bay không người lái và phương tiện bay khác của Bộ Công an và phải thông báo cho Bộ Quốc phòng biết để quản lý vùng trời theo quy định…
Miễn thuế hàng hoá có giá trị nhỏ có thể dẫn đến tình trạng xé nhỏ giá trị đơn hàng để tránh thuế | |
Ngăn ngừa việc tẩu tán, chuyển dịch tài sản liên quan tội phạm ngay từ ban đầu |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại