Ngăn ngừa việc tẩu tán, chuyển dịch tài sản liên quan tội phạm ngay từ ban đầu
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến. Ảnh: Quốc hội |
Ngăn ngừa việc tẩu tán, chuyển dịch tài sản liên quan tội phạm ngay từ ban đầu
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 30/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
Trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, dự thảo Nghị quyết quy định 05 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản, gồm: trả lại tiền cho bị hại hoặc gửi tiền vào ngân hàng để chờ xử lý; nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa; cho phép mua bán, chuyển nhượng vật chứng, tài sản và xử lý tiền thu được từ việc mua bán, chuyển nhượng; giao vật chứng, tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp để quản lý, khai thác, sử dụng; tạm ngừng giao dịch; tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản.
Đối với từng biện pháp, đều quy định rõ nội dung, điều kiện áp dụng, thẩm quyền, đối tượng; riêng biện pháp còn quy định rõ thời hạn áp dụng. Đối với từng biện pháp, đều quy định rõ nội dung, điều kiện áp dụng, thẩm quyền, đối tượng; riêng biện pháp 5 còn quy định rõ thời hạn áp dụng.
Theo đó, với 4 biện pháp đầu tiên, dự thảo nghị quyết quy định nhất quán, xuyên suốt, chỉ áp dụng khi có đủ cả 5 điều kiện (thiếu 1 điều kiện thì không được áp dụng) gồm đối với nhóm vật chứng, tài sản là "tiền, bất động sản, tài sản gắn liền với đất, giấy tờ có giá, chứng khoán hoặc trang thiết bị, phương tiện, vật tư trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ" vì có giá trị lớn, phổ biến trong các vụ việc, vụ án.
Việc áp dụng phải có sự đồng ý, chủ động đề nghị của những người liên quan, bảo đảm quyền tài sản của họ, hạn chế tối đa việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đòi bồi thường.
Trước khi quyết định áp dụng, phải trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản theo quy định, bảo đảm khách quan, minh bạch, thu hồi tối đa, không để hao hụt, thất thoát giá trị của tài sản khi xử lý.
Biện pháp này chỉ được áp dụng khi có sự thống nhất của các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án trước khi quyết định áp dụng, bảo đảm không để xảy ra vi phạm, lợi dụng, lạm dụng; bảo đảm nhất quán quan điểm trong xử lý với quyết định của tòa án khi xét xử (điểm b khoản 7 Điều 3). Ngoài ra, việc xử lý phải không làm ảnh hưởng đến việc chứng minh, giải quyết đúng đắn vụ việc, vụ án.
Đối với biện pháp thứ 5, Viện trưởng khẳng định, việc thí điểm biện pháp này nhằm ngăn ngừa việc tẩu tán, chuyển dịch tài sản liên quan tội phạm ngay từ ban đầu, tạo một bước sớm để kiểm tra, xác minh, khi có đủ căn cứ, điều kiện thì áp dụng ngay các biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa theo quy định.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga phát biểu tại Kỳ họp. Ảnh: Quốc hội |
Góp phần giải quyết cơ bản những vướng mắc, bất cập
Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, Ủy ban Tư pháp tán thành sự cần thiết ban hành Nghị quyết thí điểm một số biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình tố tụng hình sự với những cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn được nêu trong Tờ trình của VKSNDTC.
Về phạm vi điều chỉnh (Điều 1 dự thảo Nghị quyết), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết, về phạm vi các giai đoạn tố tụng được thí điểm, Ủy ban Tư pháp tán thành với dự thảo Nghị quyết và cho rằng, phạm vi thí điểm áp dụng trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đã tuân thủ đầy đủ Kết luận số 87-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 53/2024/UBTVQH15 của UBTVQH, bảo đảm tính đồng bộ và nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong các giai đoạn tố tụng.
Về phạm vi các vụ án, vụ việc được thí điểm, Ủy ban Tư pháp cho rằng, việc áp dụng cơ chế thí điểm sẽ có tác động rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền tài sản. Do đó, phạm vi thí điểm giới hạn trong một số vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo như dự thảo là phù hợp.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, dự thảo Nghị quyết quy định 05 nhóm biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án hình sự. Trong đó có 04 biện pháp áp dụng đối với vật chứng, tài sản đã thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa; có 01 nhóm biện pháp áp dụng có tính chất “khẩn cấp tạm thời” và có thể áp dụng ngay ở giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm.
Ủy ban Tư pháp tán thành với quy định về các nhóm biện pháp nêu trên, đây là biện pháp chưa được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự. Qua thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, chức vụ cho thấy, việc thí điểm các biện pháp này sẽ góp phần giải quyết cơ bản những vướng mắc, bất cập hiện nay.
Bên cạnh đó, dự thảo Nghị quyết quy định thời gian thí điểm áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2025 và được thực hiện không quá 3 năm. Ủy ban Tư pháp tán thành với dự thảo và cho rằng, quy định thời gian thực hiện thí điểm như dự thảo Nghị quyết là phù hợp. Trường hợp qua đánh giá kết quả thí điểm, nếu có đủ điều kiện, VKSNDTC có thể nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các luật liên quan.
Đại biểu đề nghị giữ nguyên mức thuế 5% cho các hoạt động văn hoá | |
Miễn thuế hàng hoá có giá trị nhỏ có thể dẫn đến tình trạng xé nhỏ giá trị đơn hàng để tránh thuế |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại