Thứ sáu 22/11/2024 03:35

Bí quyết hóa giải mâu thuẫn của một hòa giải viên cao tuổi

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đây là một trong những kinh nghiệm để hòa giải thành công nhiều vụ mâu thuẫn được ông Phạm Thanh Dương, SN 1949 - là hòa giải viên Tổ hòa giải Z179, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội chia sẻ trong nhiều năm tham gia công tác hòa giải...
Bí quyết hóa giải mâu thuẫn của một hòa giải viên cao tuổi
Ông Phạm Thanh Dương chia sẻ với phóng viên. Ảnh: Tuyết Nhi

Công tác hòa giải luôn được coi trọng

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Thanh Dương, SN 1949, thành viên Tổ hòa giải Z179, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội cho biết, được sự tín nhiệm của nhân dân và tổ dân phố, ông tham gia vào Hội Người cao tuổi với chức danh là Phó Chi hội Người cao tuổi Tổ dân phố Z179 và công việc chính của ông là phụ trách mảng an ninh trật tự. Ngoài những công việc chính ra ông còn tham gia làm thành viên trong Tổ hòa giải.

Ông Phạm Thanh Dương chia sẻ, Tổ dân phố Z179 là khu tập thể của Bộ Quốc phòng cũ, mọi người đều là cán bộ và công nhân viên về hưu nên mọi thứ đều khác nhiều so với các nơi khác và các cơ quan khác, dân trí cao, mọi người sống nề nếp, kỷ luật. Đồng thời, do thời gian gắn bó với nhau lâu nên mọi người sống rất chan hòa, tình cảm.

Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn nhỏ nhặt, mâu thuẫn trong gia đình nhưng đều được các thành viên Tổ hòa giải can thiệp, hóa giải mâu thuẫn.

Theo ông Phạm Thanh Dương, quá trình hòa giải ở tổ dân phố đòi hỏi người hòa giải viên phải có kiến thức về xã hội, hiểu về luật pháp, lý lẽ và còn đòi hỏi phải hiểu biết nhiều về các kỹ năng hòa giải cao hơn so với các khu vực khác.

Bên cạnh đó, do mỗi người một quê nên người hòa giải viên còn phải hiểu biết về văn hóa các vùng miền để khi hòa giải mỗi sự việc phải biết vận dụng linh hoạt văn hóa địa phương với nếp sống mới, phù hợp với điều kiện thực tế, khu tập thể.

Công tác hòa giải như “vác tù và hàng tổng”

Chia sẻ với phóng viên về quá trình tham gia công tác hòa giải của mình, ông Phạm Thanh Dương cho biết, để hòa giải thành công là cả một quá trình mà người làm công tác hòa giải phải thấu đáo mọi việc, lời nói và hành động phải có uy tín với mọi người dân thì hiệu quả mới cao.

Người làm công việc hòa giải phải có lòng kiên nhẫn và sự nhiệt tình, hiếm có vụ việc nào chỉ hòa giải một lần là đã thành công mà phải đi lại nhiều lần và phải hỏi han và chia sẻ. Lúc thì trò chuyện với người này, khi thì tâm sự với người khác, để các bên cùng lắng nghe, cùng thấu hiểu và dần dần hóa giải được mâu thuẫn.

Ông Phạm Thanh Dương rất tự hào vì đã 10 năm liên tiếp Tổ dân phố Z179 đạt tổ dân phố văn hóa và đạt được thành tích đó là do sự góp sức của các gia đình trong tổ, mọi người đều thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình.

Với đặc thù công việc chính của ông Phạm Thanh Dương liên quan đến an ninh trật tự trong khu phố nên cũng thường xuyên va trạm với các con, cháu trong tổ dân phố thuộc diện nghịch ngợm. Do vậy, ông Dương luôn có cách riêng của mình là gặp gỡ, trao đổi và định hướng các con, cháu về tinh thần, trò truyện và khuyên bảo các cháu hướng đến cái tốt đẹp hơn để xây dựng cho môi trường của tổ dân phố tốt hơn.

Ông Phạm Thanh Dương đến từng nhà, hỏi han từng cháu xem tại sao lại xảy ra vụ việc như vậy, nắm bắt được tâm lý và phân tích cho các cháu hiểu rõ việc nào tốt, việc nào xấu và việc nào không nên làm. Khi các cháu hiểu ra vấn đề và hứa lần sau không tái phạm cũng là lúc ông Dương cảm thấy công việc của mình ý nghĩa, tốt đẹp và thầm lặng.

“Cho dù vất vả hay mất nhiều thời gian, công sức, nhưng bù lại đó là niềm vui sau mỗi lần hòa giải thành công được các mâu thuẫn giữa mọi người, là sự tin yêu và quý mến của bà con trong tổ dân phố đối với tôi nói riêng và thành viên tổ hòa giải nói chung.

Công việc “vác tù và hàng tổng” đôi khi thấy mệt mỏi nhưng lại rất vui khi thấy mọi người, từ già đến trẻ đều nhất trí và đồng lòng. Cứ nhìn vào những thành quả đấy là Tổ hòa giải đã khoẻ cả tinh thần” - ông Phạm Thanh Dương tâm sự.

Theo ông Phạm Thanh Dương, việc hòa giải ở Tổ dân phố Z179 đã góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật và hình thành cho mỗi cá nhân trong tổ có ý thức chấp hành pháp luật và làm theo Hiến pháp và pháp luật, phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn các văn hóa truyền thống, cùng nhau xây dựng địa phương cũng như tổ dân phố ngày càng giàu đẹp, văn minh, gia đình ấm no và hạnh phúc.

Hòa giải viên giàu trách nhiệm cùng người dân
Luôn trau dồi kỹ năng để hóa giải các mâu thuẫn tại địa phương
Lan tỏa mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”
Ánh Tuyết
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động