Thứ bảy 11/05/2024 13:10

Luôn trau dồi kỹ năng để hóa giải các mâu thuẫn tại địa phương

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ông Nguyễn Phi Bích, Tổ phó Tổ hòa giải Z179, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội cho biết, để làm tốt công tác hòa giải tại địa phương, ông luôn trau dồi kỹ năng hòa giải qua sách, báo và các buổi tập huấn các cấp.
Luôn trao dồi kỹ năng để hóa giải các mâu thuẫn tại địa phương
Ông Nguyễn Phi Bích trao đổi với phóng viên. (Ảnh: Tuyết Nhi)

Trau đồi kỹ năng theo thời gian

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Phi Bích, SN 1952, Tổ phó Tổ hòa giải, Trưởng ban công tác mặt trận tổ dân phố Z179, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội cho biết, ông tham gia công tác mặt trận từ lâu và từ năm 2015 đến nay ông tham gia tổ hòa giải tại tổ dân phố.

Ông Nguyễn Phi Bích cho biết thêm, ngày xưa ông học về khoa học xã hội và nhân văn tại trường Trung cấp chính trị rồi sau này là Học viện chính trị trong quân đội. Do đó, ông có nghiệp vụ về tổ chức cán bộ Đảng.

Đồng thời, trong quá trình công tác ngày trước và khi về hưu, ông vẫn đọc thêm sách, báo, cập nhật thêm kiến thức từ các buổi sinh hoạt, tập huấn của huyện, xã,... Do vậy, ông nắm bắt được nhiều vấn đề và mỗi khi có mâu thuẫn xảy ra, ông sẽ vận dụng từng lĩnh vực vào tình huống cụ thể để khuyên giải.

Theo ông Nguyễn Phi Bích, trong công tác hòa giải, không phải lúc nào cũng theo luật này, luật kia mà người hòa giải tại địa phương phải linh hoạt các thông tin cũng như cách khuyên bảo. Ông phải vận dụng, kết hợp nhiều cách khác nhau, từ khuyên bảo, giải thích, phân tích về mặt tình cảm hàng xóm, láng giềng rồi về mặt pháp luật. Nhiều khi ông phải nêu ra nếu xảy ra mâu thuẫn to, dẫn tới vi phạm pháp luật thì sẽ bị khởi tố về tội danh gì và mức hình phạt ra sao.

“Rất may là sau những lời khuyên bảo của tôi cũng như thành viên tổ hòa giải thì hai bên mâu thuẫn đều nghe ra và tìm giải pháp giải quyết vụ việc mâu thuẫn, không có mâu thuẫn kéo dài, vượt cấp” - ông Nguyễn Phi Bích thông tin.

Nhiều vụ việc mâu thuẫn đều được hóa giải

Kể về câu chuyện hòa giải, ông Nguyễn Phi Bích chia sẻ, trên địa bàn không có vụ việc mâu thuẫn lớn nhưng cũng có những vụ việc nhỏ mà đã để lại ấn tượng sâu sắc với ông. Đó là câu chuyện mâu thuẫn giữa hai người hàng xóm cùng chung một bức tường bị thấm nước và không ai nhận lỗi về mình nên đã xảy ra mâu thuẫn.

Theo đó, anh Nguyễn Văn K và anh Đặng Văn N chỉ vì bức tường chung bị thấm nước nhưng không ai chịu nhận do nhà mình gây ra nên đã xảy ra to tiếng với nhau. Khi mâu thuẫn đã không còn im lìm mà bộc lộ ra bên ngoài cũng là lúc hàng xóm và tổ dân phố biết được. Khi biết có mâu thuẫn như vậy, tổ hòa giải TDP Z179 đã vào cuộc, trò chuyện với các bên.

Cụ thể, ông Nguyễn Phi Bích đã âm thầm tìm hiểu sự việc, tìm hiểu nguyên nhân, lắng nghe hàng xóm để biết nội tình, hiểu rõ bản chất vụ việc. Sau đó, ông Bích đã mời lần lượt anh K và anh N lên tổ dân phố vào mỗi khung giờ khác nhau để làm việc, hỏi rõ vấn đề mâu thuẫn và nghe trình bày của mỗi bên. Ông Bích khuyên anh K và anh N về kiểm tra lại trần nhà mình, các góc cạnh để xem nước từ đâu ngấm vào tường. Phải tìm ra được nơi ngấm nước thì mới xử lý được triệt để cảnh tường bị ngấm.

Tiếp theo, ông Nguyễn Phi Bích đã thông báo tổ hòa giải họp và ông nêu lại sự việc của gia đình hai anh để mọi người lắm rõ tình hình. Sau đó, ông Bích nêu quan điểm nhìn nhận sự việc của mình nguyên nhân do đâu và cách giải quyết vụ việc do mâu thuẫn như thế nào và xin ý kiến của các thành viên trong tổ hòa giải. Tại buổi hòa giải, hai bên đã tìm được tiếng nói chung, tìm được nguyên nhân gây thấm tường và cùng nhau sửa chữa vấn đề trên.

Ông Nguyễn Phi Bích cho rằng, hoạt động hòa giải ở tổ dân phố Z179 đã góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật, hình thành cho mỗi cá nhân ý thức chấp hành pháp luật và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn các văn hóa truyền thống, giúp nhau cùng phát triển và xóa đói, giảm nghèo, xây dựng địa phương cũng như tổ dân phố ngày càng giàu đẹp, văn minh, gia đình ấm no, hạnh phúc.

“Điều tôi thấy vui nhất là mỗi khi ra đường, gặp mọi người mà tôi đã giúp đỡ thì luôn nhận được lời chào hỏi ân cần, sự vui vẻ trên khuôn mặt họ cũng như tổ dân phố đầm ấm, đoàn kết, vui vẻ” - ông Bích chia sẻ.

Lan tỏa mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”
Bài cuối: Tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác hòa giải ở cơ sở
Người phụ nữ luôn gương mẫu đi đầu trong công tác hoà giải cơ sở
Ánh Tuyết
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động