Bị hại rút yêu cầu khởi tố tại tòa trong vụ “Cố ý gây thương tích”
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án tại tòa. |
Bị can bị đánh trước
Trao đổi với PV, chị Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trợ giúp viên pháp lý, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố Hà Nội cho biết, được sự phân công của lãnh đạo trung tâm về việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng cho bị can H.Đ.T, SN 2003, người thuộc diện được trợ giúp pháp pháp lý miễn phí. Sau khi được phân công, chị Xuân đã tham gia vào quá trình lấy cung và thực nghiệm hiện trường ngày 17-12-2020 tại ngã ba đường tỉnh lộ 417 thuộc địa phận Địch Thượng, Phương Đình, Đan Phượng, Tp Hà Nội.
Về nội dung vụ án, theo lời khai của bị can H.Đ.T, vào khoảng 19g ngày 07-08-2020, T cùng bạn đi trên đường 417 hướng từ Thọ An đi Cầu Gáo, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Khi đi qua đoạn gần UBND xã Phương Đình thì T nhìn thấy anh Đ.N.D, SN 2001, nơi cư trú: Phương Đình, Đan Phượng và bạn đi cùng chiều. Vì cho rằng, D là người trước đó 1 tuần đã đánh mình, nên T bảo bạn dừng lại, chặn xe D và đánh D bằng tay không. Trong lúc đánh N.V.T có nhặt một thanh gỗ ép ở gần đó vụt vào lưng của D, kết quả giám định thương tích, D bị 13%.
Ngày 17-12-2020, cơ quan CSĐT Công an huyện Đan Phượng đã tiến hành thực nghiệm điều tra đối với vụ án trên. Kết quả dựng lại và thực nghiệm theo lời khai của bị hại, nhân chứng, bị can trong vụ án đều xác định anh D bị N.V.T dùng gậy đánh gây thương tích ở phần lưng. Thương tích ở vùng trán phải, cằm phải của D không phải do thanh gỗ ép gây nên. VKSND huyện Đan Phượng truy tố T và T, Q tội "Cố ý gây thương tích" theo điểm đ khoản 2 Điều 134.
Không bàn bạc, không dùng hung khí
Trình bày tại phiên tòa, chị Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trợ giúp viên pháp lý cho biết, chị đồng ý với quan điểm của vị đại diện VKS về tội danh của các bị cáo là đủ yếu tố cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại điều 134 BLHS. Tuy nhiên, chị không đồng tình với quan điểm truy tố của đại diện viện kiểm sát về việc áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung “Dùng hung khí nguy hiểm và có tính chất côn đồ” đối với các bị cáo. Bởi, cơ quan điều tra đã xác định, thương tích ở vùng mặt của bị cáo D không phải do hung khí gây nên mà do T dùng tay không đánh.
Mặt khác, chị Xuân cho rằng, thương tích của anh D do T dùng tay không đánh gây nên. Việc T dùng gậy là hành vi bột phát, không có bàn bạc chuẩn bị trước, nên không thể xem là đồng phạm trong việc dùng vũ khí gây thương tích cho D của T, T, Q. Theo lời khai của các bị cáo, bị hại và tại biên bản thực nghiệm điều tra, tại phiên tòa các bị cáo đều khẳng định không có việc bàn bạc sử dụng hung khí trước đó, hành vi đánh bị hại D cũng là do bột phát, không có sự bàn bạc, chuẩn bị từ trước.
Theo lời khai của các bị cáo cũng như tại phiên tòa, nguyên nhân dẫn đến hành vi các bị cáo đánh bị hại là do cách đó khoảng 1 tuần, các bị cáo bị nhóm bạn của bị hại dùng tay chân đấm đá, chửi bới. Cũng may thương tích nhỏ, sự việc không phải đưa ra cơ quan có thẩm quyền để giải quyết và tại phiên tòa, phía bên bị hại cũng đã thừa nhận hành vi trên. Chính vì vậy, các bị cáo có hành vi vi phạm trên là có nguyên nhân cụ thể, chứ không phải vì lý do nhỏ nhặt để áp dụng tính tiết có tính chất côn đồ đối với các bị cáo.
Chị Xuân đề nghị HĐXX không áp dụng tình tiết tăng nặng định khung “Dùng hung khí nguy hiểm, có tính chất côn đồ” đối với các bị cáo mà hành vi của các bị cáo đủ yếu tố cấu thành tại khoản 1 Điều 134 BLHS.
Nêu quan điểm truy tố tại tòa, sau phần hỏi đáp, đại diện VKS đã sửa 1 phần cáo trạng và đề nghị truy tố 3 bị cáo về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1 Điều 134 BLHS. Cũng tại phiên tòa, bị hại Đ.N.D xin rút yêu cầu khởi tố vụ án đối với 3 bị cáo nên HĐXX tuyên đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật.
Năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng trung tâm vẫn chú trọng công tác tiếp dân tại trụ sở, luôn bố trí cán bộ trực tiếp dân tại trụ sở của Trung tâm và các Chi nhánh. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã tiếp 89 lượt người đến yêu cầu tư vấn tại trụ sở trung tâm và các chi nhánh với 10 vụ việc và 79 việc thuộc các lĩnh vực pháp luật: hình sự, dân sự, đất đai, hành chính, hôn nhân và gia đình. Đồng thời, đến ngày 31-10-2021, Trung tâm đã tổ chức được 137 cuộc truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật tại các xã, phường, thị trấn, trường học và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội, đã thu hút được 12.289 lượt người tham dự, tư vấn trực tiếp cho 2.582 lượt người với 2.582 việc thuộc các lĩnh vực pháp luật: hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, nhà ở, môi trường, lao động việc làm, bảo hiểm, khiếu nại, tố cáo, hành chính, chính sách ưu đãi, lĩnh vực pháp luật khác. Từ 01-01-2021 đến 31-10-2021, Trung tâm đã thụ lý và ban hành Quyết định cử Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng để bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 984 người trong 984 vụ việc và tiếp tục thực hiện 461 vụ việc tham gia tố tụng từ năm 2020 chuyển sang. Trong đó, 36 lượt người có công với cách mạng, 25 lượt người nghèo và 184 trẻ em. Ngoài ra, trung tâm còn trợ giúp cho 232 lượt người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi,... |
Kỳ 1: Công tác trợ giúp pháp lý không chỉ có những niềm vui Mặc dù không đếm nổi những lần tham gia công tác trợ giúp pháp lý, nhưng với Luật sư Nguyễn Tiến Hùng – Đoàn Luật ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại