Thứ hai 24/02/2025 02:19

Bầu cử liên bang Đức 2025: cuộc đua lịch sử quyết định tương lai chính trị châu Âu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 23/2, cử tri Đức đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử liên bang sớm trước thời hạn, sự kiện chính trị quan trọng có thể định hình quỹ đạo đất nước trong 4 năm tới và tác động mạnh mẽ đến bối cảnh chính trị châu Âu.
Bầu cử liên bang Đức 2025: cuộc đua lịch sử quyết định tương lai chính trị châu Âu
Cuộc bầu cử tại Đức sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tình hình chính trị của cả châu Âu. (Ảnh: DW)

Đây là lần thứ tư trong lịch sử, Đức tổ chức bầu cử liên bang trước thời hạn, sau khi liên minh cầm quyền tan rã vào tháng 11/2024 do những bất đồng sâu sắc về ngân sách. Việc giải tán Quốc hội vào ngày 27/12/2024 đã chính thức mở đường cho cuộc bầu cử sớm này.

Ngày 23/2, các điểm bỏ phiếu mở cửa từ 8h sáng (giờ địa phương) và đóng cửa vào 18h. Người dân Đức cũng có thể bỏ phiếu qua đường bưu điện, miễn là phiếu bầu được gửi đến đúng hạn.

Kết quả sơ bộ dự kiến sẽ có ngay trong đêm 23/2, trong khi kết quả chính thức sẽ được công bố vào đầu ngày 24/2 (giờ địa phương).

Cuộc bầu cử lần này chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa 4 ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Thủ tướng Đức: Olaf Scholz (SPD) – đương kim Thủ tướng, đại diện Đảng Dân chủ Xã hội trung tả; Friedrich Merz (CDU/CSU) – ứng viên bảo thủ, dẫn đầu trong các cuộc thăm dò; Robert Habeck (Đảng Xanh) – đương kim Phó Thủ tướng, theo đuổi chính sách bảo vệ môi trường và Alice Weidel (AfD) – ứng viên cực hữu, phản đối nhập cư.

Theo các cuộc thăm dò trước bầu cử Liên minh CDU/CSU của ông Friedrich Merz dẫn đầu với 30% số phiếu ủng hộ. Đảng cực hữu AfD xếp thứ hai với khoảng 20%. Trong khi đó, SPD của ông Scholz và Đảng Xanh của ông Habeck tụt lại phía sau.

Dù ông Friedrich Merz đang có lợi thế, nhưng việc thành lập chính phủ mới vẫn chưa rõ ràng, bởi liên minh cầm quyền cần đủ số ghế trong quốc hội để điều hành đất nước. Các đảng lớn đã tuyên bố sẽ không hợp tác với AfD cực hữu, khiến khả năng lập chính phủ trở nên khó đoán.

Cuộc bầu cử tại Đức có tầm quan trọng rất lớn đối với nước Đức cũng như châu Âu. Hiện tại, nền kinh tế Đức đang gặp khó khăn, với hai năm liên tiếp tăng trưởng âm. Trong khi Liên minh xuyên Đại Tây Dương giữa Đức và Mỹ đang trở nên mong manh. Còn xung đột Nga - Ukraine tiếp tục làm rung chuyển an ninh châu Âu.

Kết quả của cuộc bầu cử lần này sẽ không chỉ quyết định tương lai nước Đức, mà còn ảnh hưởng lớn đến Liên minh châu Âu (EU) và tình hình địa chính trị toàn cầu.

EU chuẩn bị áp đặt vòng trừng phạt thứ 16 đối với Nga EU chuẩn bị áp đặt vòng trừng phạt thứ 16 đối với Nga

Liên minh châu Âu (EU) đang lên kế hoạch áp đặt vòng trừng phạt thứ 16 đối với Nga, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu ...

Đức mở rộng hỗ trợ cho Ukraine với hệ thống tên lửa Patriot Đức mở rộng hỗ trợ cho Ukraine với hệ thống tên lửa Patriot

Đức tiếp tục có những viện trợ cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, lần này là bổ sung hệ thống tên lửa phòng ...

Vũ Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng thống Donald Trump đến Moscow vào tháng 5 tới?

Tổng thống Donald Trump đến Moscow vào tháng 5 tới?

Một cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sẽ diễn ra vào tháng 5 tới tại Moscow.
Ukraine nỗ lực đẩy nhanh đàm phán với Mỹ

Ukraine nỗ lực đẩy nhanh đàm phán với Mỹ

Tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định Ukraine sẵn sàng làm việc không ngừng nghỉ để đạt được một thỏa thuận đầu tư và an ninh mạnh mẽ với Mỹ.
EU chuẩn bị áp đặt vòng trừng phạt thứ 16 đối với Nga

EU chuẩn bị áp đặt vòng trừng phạt thứ 16 đối với Nga

Liên minh châu Âu (EU) đang lên kế hoạch áp đặt vòng trừng phạt thứ 16 đối với Nga, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu nhôm, siết chặt kiểm soát "đội tàu bóng tối" của Moscow và cấm thêm ngân hàng, cơ quan truyền thông Nga hoạt động tại châu Âu.
Bầu cử liên bang Đức 2025: cuộc đua lịch sử quyết định tương lai chính trị châu Âu

Bầu cử liên bang Đức 2025: cuộc đua lịch sử quyết định tương lai chính trị châu Âu

Ngày 23/2, cử tri Đức đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử liên bang sớm trước thời hạn, sự kiện chính trị quan trọng có thể định hình quỹ đạo đất nước trong 4 năm tới và tác động mạnh mẽ đến bối cảnh chính trị châu Âu.
Giám đốc mới của FBI là ai?

Giám đốc mới của FBI là ai?

Ngày 20/2, Thượng viện Mỹ đã chính thức phê chuẩn đề cử ông Kash Patel làm giám đốc mới của Cục Điều tra Liên bang (FBI) với tỷ lệ phiếu sít sao 51/49.
Liên Hợp quốc kêu gọi nền hòa bình công bằng và bền vững tại Ukraine

Liên Hợp quốc kêu gọi nền hòa bình công bằng và bền vững tại Ukraine

Trong bối cảnh xung đột tại Ukraine vẫn căng thẳng, Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đã tổ chức phiên họp ngày 17/2 nhằm thảo luận về các biện pháp hướng tới một nền hòa bình công bằng và lâu dài.
Brazil ghi nhận nắng nóng kỷ lục, nhiệt độ chạm mốc 62,3°C

Brazil ghi nhận nắng nóng kỷ lục, nhiệt độ chạm mốc 62,3°C

Brazil đang trải qua đợt nắng nóng cực đoan, với nhiệt độ thực tế lên tới 44°C vào ngày 17/2. Đáng chú ý, nhiệt độ cảm nhận tại Rio de Janeiro đã đạt mức kỷ lục 62,3°C – cao nhất trong 10 năm qua, khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế và phát triển bền vững trong ASEAN

Thúc đẩy hợp tác kinh tế và phát triển bền vững trong ASEAN

Hội nghị kinh doanh Campuchia-ASEAN 2025 với chủ đề "Đẩy nhanh kết nối ASEAN: Con người, cơ sở hạ tầng và thương mại" sẽ diễn ra từ ngày 5-6/3/2025, hứa hẹn trở thành diễn đàn quan trọng để thúc đẩy hợp tác kinh tế, tăng cường hội nhập khu vực và phát triển bền vững.
Nam Cực đối mặt với "sóng thần băng" do băng tan

Nam Cực đối mặt với "sóng thần băng" do băng tan

Hiện tượng sóng thần do băng tan tại Nam Cực đang xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, cho thấy tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với khu vực này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động