Thứ sáu 19/04/2024 17:02

Bất ngờ với bé sơ sinh có trọng lượng 6,2kg

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thông tin từ BV Đa khoa tỉnh Bắc Giang cho biết, các bác sỹ khoa Phụ sản mới tiến hành mổ bắt con thành công cho một thai phụ đã từng sinh mổ 2 lần, sẹo mổ dính, có bệnh lý tiền sản giật.
Bất ngờ với bé sơ sinh có trọng lượng 6,2kg
Em bé sơ sinh có trọng lượng hơn 6kg khiến các bác sỹ và người mẹ đều bất ngờ (ảnh BVCC)

Cụ thể, vào lúc 9h ngày 29/8, chị Đ.T.H, 30 tuổi, địa chỉ tại Tân Yên, Bắc Giang nhập viện vào khoa Phụ sản của BV Đa khoa tỉnh Bắc Giang với dấu hiệu đau bụng, thai 39 tuần. Sau khi làm xét nhiệm và siêu âm trước sinh, sản phụ được đánh giá thai nhi to, trọng lượng lớn hơn mức bình thường.

Các bác sĩ đã hội chẩn và kết luận: sản phụ chuyển dạ đẻ con lần 3, thai 39 tuần 4 ngày trên nền mổ đẻ cũ, tiền sản giật kèm thai to, chỉ định phẫu thuật lấy thai cấp cứu.

Sau 30 phút tiến hành mổ lấy thai bằng phương pháp gây tê tuỷ sống, gây mê tĩnh mạch, rạch đường ở bụng; bé gái đã chào đời an toàn với cân nặng 6,2 kg trước sự bất ngờ của mẹ và toàn bộ kíp phẫu thuật.

Theo BS. Chuyên khoa 2 Trần Hoàng Hưng, khoa Phụ sản, BV Đa khoa tỉnh Bắc Giang (người trực tiếp thực hiện ca mổ) cho biết: Đây là trường hợp hiếm gặp, em bé có trọng lượng lớn nhất từ trước đến nay được chào đời tại BV. Bên cạnh đó, ca mổ cũng gặp khó khăn nhất định do sản phụ đã mổ đẻ 2 lần trước đó, sẹo mổ dính, kèm theo bệnh lý tiền sản giật.

"Việc thai to bất thường dẫn đến tử cung của sản phụ giãn căng quá mức trong quá trình mổ đẻ, nguy cơ băng huyết sau mổ cao. Tuy nhiên với việc điều trị dự phòng tốt cùng với theo dõi chặt chẽ tình trạng của người mẹ, ca mổ đã diễn ra rất thành công”, BS. Hưng cho biết.

Hiện tại, sau 1 ngày theo dõi, người mẹ có sức khoẻ ổn định, đã ngồi dậy và đi lại được. Em bé khoẻ mạnh, bú tốt, không phát hiện bất thường. Dự kiến, mẹ và bé có thể xuất viện sau 5 ngày tới.

Các bác sỹ lưu ý, với sản phụ thai to cần khám thai định kỳ để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé. Có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hạn chế đường và tinh bột. Tầm soát tiểu đường thai kỳ, tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Đồng thời, cần tới bệnh viện ngay khi nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng cân hơn 1kg/1 tuần. Sau khi sinh từ 3 đến 6 tuần, cần khám chuyên khoa tim mạch và nội tiết.

Phòng tránh tiểu đường thai kỳ, những việc mẹ cần làm Phòng tránh tiểu đường thai kỳ, những việc mẹ cần làm
Gia tăng thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ Gia tăng thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ
Giúp mẹ bầu ăn uống đúng cách cho thai kỳ hoàn hảo Giúp mẹ bầu ăn uống đúng cách cho thai kỳ hoàn hảo
Mẹ bầu hiện đại và quan niệm Mẹ bầu hiện đại và quan niệm "cố gắng" ăn nhiều vì con
Phong Châu
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động