Thứ sáu 22/11/2024 00:25

Ai không nên uống nước dừa và tác dụng phụ khi uống quá nhiều

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dừa có hương vị ngọt lành nên thường được ưa chuộng, nhất là vào mùa hè. Những người thể trạng âm hàn hoặc mang thai, khi vừa đi nắng về hay trước lúc ngủ thì không nên uống nước dừa để tránh gây hại cho sức khỏe.
Người sắp làm phẫu thuật cần tránh sử dụng nước dừa trong 2 tuần.
Người sắp làm phẫu thuật cần tránh sử dụng nước dừa trong 2 tuần.

Ai không nên uống nước dừa?

Người có thể trạng âm hàn

Nước dừa không phải là sự lựa chọn tốt với người có thể trạng âm hàn (tay chân dễ bị lạnh). Lý do, nước dừa tính mát, uống quá nhiều sẽ gây mất cân bằng "âm dương" của các hoạt động trao đổi chất, làm suy nhược cơ thể và đuối sức.

Phụ nữ mang thai ba tháng đầu

Ba tháng đầu thai kỳ, bào thai thường chưa bám chắc vào thành tử cung của mẹ. Do đó, thai phụ uống nước dừa có tính hàn sẽ làm lạnh cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ sảy thai.

Hội chứng ốm nghén trong giai đoạn này có thể trở nên trầm trọng hơn bởi uống nước dừa thường xuyên sẽ gây đầy bụng và rối loạn tiêu hóa.

Người vừa đi nắng về

Sau khi hoạt động hay làm việc ngoài trời nắng trở vào nhà, không nên uống ngay nước dừa. Tốt nhất hãy ngồi nghỉ, để thân nhiệt ổn định trở lại rồi mới uống với liều lượng vừa phải.

Người mắc bệnh về thận

Nước dừa chứa hàm lượng kali cao. Thông thường, kali được bài tiết qua nước tiểu nếu nồng độ kali trong máu quá cao. Nhưng nếu thận không hoạt động bình thường, quá trình bài tiết kali qua nước tiểu sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, người bị bệnh thận mạn tính hoặc đang dùng thuốc nên thận trọng.

Người bị hội chứng ruột kích thích

Nước dừa cũng chứa nhiều carbohydrate có thể gây ra hoặc làm trầm trọng các triệu chứng tiêu hóa ở những người bị hội chứng ruột kích thích.

Người bị xơ nang

Theo Phòng khám Mayo Clinic (Mỹ), xơ nang là một bệnh di truyền gây tổn thương nghiêm trọng đến phổi, hệ tiêu hóa và các cơ quan khác trong cơ thể.

Xơ nang có thể làm giảm nồng độ muối trong cơ thể. Một số người bị xơ nang cần uống nước hoặc thuốc để tăng lượng muối (natri). Nước dừa chứa lượng natri còn thấp hơn nước lọc, nhưng lại chứa quá nhiều kali có thể làm giảm hơn nữa lượng muối vốn đã rất thiếu ở người bị xơ nang.

Vận động viên

Nếu uống để bù nước ngay sau khi tập luyện, thì nên uống nước lọc. Bởi vì lượng natri trong nước lọc còn nhiều hơn trong nước dừa.

Người dễ bị dị ứng

Những người có cơ địa dị ứng với hạt cũng có thể bị dị ứng với nước dừa. Vì vậy, những người dễ bị dị ứng nên tránh xa nước dừa.

Người đang sắp làm phẫu thuật

Nước dừa có thể can thiệp vào việc kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng nước dừa ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Không nên uống trước khi đi ngủ

Giấc ngủ ban đêm rất quan trọng, chúng ta cần ngủ sâu 6-8 tiếng. Trước khi đi ngủ uống nhiều nước dừa thì chu trình này sẽ bị gián đoạn. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để uống nước dừa là buổi sáng hoặc buổi chiều.

Uống quá nhiều nước dừa một ngày gây sẽ nên mất cân bằng điện giải nghiêm trọng.
Uống quá nhiều nước dừa một ngày gây sẽ nên mất cân bằng điện giải nghiêm trọng.

Tác dụng phụ của nước dừa khi uống quá nhiều

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tốt nhất chỉ dùng 1 trái dừa mỗi ngày, 2-3 trái dừa mỗi tuần, khoảng 500 ml một lần. Nếu uống quá liều lượng trên, người dùng khả năng mắc một số tác dụng phụ, như sau:

Hạ huyết áp

Nước dừa được đánh giá là thức uống bổ sung nguồn kali khá dồi dào - một trong những dưỡng chất cần thiết với người bệnh cao huyết áp. Nhưng nếu uống quá nhiều nước dừa, có thể dẫn tới tình trạng dư thừa kali, làm hạ huyết áp, gây hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.

Đầy bụng

Khi uống lượng lớn nước dừa cùng một lúc, bạn sẽ bị chứng đầy hơi. Lúc này, trong dạ dày tích tụ nhiều nước, bụng sẽ căng lên, gây khó chịu.

Nguy cơ tăng đường huyết

Theo phân tích dinh dưỡng, trong khoảng 100ml nước dừa chứa khoảng 5g chất đường bột. Do vậy, với người đang điều trị bệnh tiểu đường, nên kiểm soát lượng nước dừa uống hàng ngày, nhằm phòng ngừa nguy cơ tăng đường huyết và các biến chứng nghiêm trọng.

Mất cân bằng chất điện giải

Mất cân bằng chất điện giải, hay còn gọi rối loạn điện giải, xảy ra do nồng độ kali và natri trong máu tăng lên hoặc hạ xuống vượt mức an toàn. Việc uống nước dừa liên tục sẽ làm biến động hai chỉ số này trong máu, tốc độ lưu thông máu đến tim chậm, khiến nhịp tim không ổn định và nguy hiểm hơn là tim có thể ngừng đập.

Tăng áp lực cho thận

Bạn sẽ nhận thấy rằng khi uống nhiều nước dừa, số lần tiểu tiện sẽ tăng lên với tần suất lớn hơn. Hiện tượng này có thể khiến thận phải "gắng sức" làm việc để bài tiết, các tế bào nhu mô thận sẽ sưng phồng tạm thời. Nếu hiện tượng này kéo dài, chức năng thận có thể suy giảm.

10 lợi ích mà ô liu mang lại cho sức khỏe của bạn 10 lợi ích mà ô liu mang lại cho sức khỏe của bạn
Hệ lụy cho sức khỏe khi sử dụng quá nhiều rau má Hệ lụy cho sức khỏe khi sử dụng quá nhiều rau má
Những lợi ích tuyệt vời của đinh hương và lưu ý khi sử dụng Những lợi ích tuyệt vời của đinh hương và lưu ý khi sử dụng
Vân Lê
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động