Thứ tư 11/09/2024 22:53

Hệ lụy cho sức khỏe khi sử dụng quá nhiều rau má

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Rau má không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn có nhiều dược tính. Tuy nhiên khi sử dụng quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ, đặc biệt những người mắc bệnh về gan không nên sử dụng rau má.
Rau má giúp giải nhiệt mùa hè nhưng không nên sử dụng cho người bị bệnh gan, mỡ máu cao.
Rau má giúp giải nhiệt mùa hè nhưng không nên sử dụng cho người bị bệnh gan, mỡ máu cao.

Thành phần dinh dưỡng của rau má

Trong 100g rau má có chứa:

Calo: 23,0 kcal

Carbs: 1,7g

Protein: 2,0g

Chất béo 2,0g

Chất xơ: 0,7 g

Các chất dinh dưỡng như: Beta caroten, canxi, sắt, magie, mangan, phospho, kali, kẽm và các loại vitamin trong rau má sẽ thay đổi hàm lượng phụ thuộc theo khu vực trồng trọt và mùa thu hoạch.

Tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều rau má

Rau má thường được dung nạp tốt nhưng bên cạnh những lợi ích sức khỏe, rau má cũng có những tác dụng phụ mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng cũng cần lưu ý.

Tác dụng phụ có thể xảy ra nếu ăn hoặc uống nước rau má quá nhiều. Theo khuyến cáo của Học viện Y tế Hoa Kỳ, mỗi ngày chỉ nên ăn 30g đến 40g rau má tươi, tương đương với 1 cốc nước rau má (200ml) và chỉ nên dùng không quá 1 tháng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc lạm dụng quá nhiều rau má có thể gây hại cho gan, thận và các tế bào máu. Do đó chỉ nên dùng với lượng vừa phải.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra, bao gồm:

Chóng mặt

Buồn ngủ quá mức

Đau đầu

Buồn nôn

Đau dạ dày

Phản ứng dị ứng với các triệu chứng như khó thở, ngứa và phát ban.

Một tác dụng phụ nghiêm trọng khác có thể bao gồm các vấn đề về gan như nước tiểu sẫm màu, vàng mắt.

Do đó khi sử dụng rau má nên bắt đầu với liều thấp và tăng dần đến liều đầy đủ có thể giúp giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ.

Phụ nữ mang thai dưới 4 tháng không nên sử dụng quá nhiều rau má vì dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy.
Phụ nữ mang thai dưới 4 tháng không nên sử dụng quá nhiều rau má vì dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy.

Ai không nên sử dụng nhiều rau má?

Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở và phụ nữ có thai không nên dùng nhiều rau má. Rau má có tính hàn, sử dụng nhiều sẽ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Hơn nữa, rau má tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn do tiếp xúc thấp với mặt đất. Phụ nữ mang thai hay bị lạnh bụng uống phải nước rau má kém vệ sinh có thể dẫn tới rối loạn tiêu hoá, ngộ độc… trường hợp xấu nhất có thể dẫn tới sảy thai.

Do vậy, để đảm bảo những rủi ro sức khoẻ, phụ nữ mang thai dưới 4 tháng không nên uống nhiều nước rau má. Lý do là thời điểm này thai nhi chưa ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ dinh dưỡng cho tới chế độ sinh hoạt. Mỗi lần uống nước ép rau má chỉ 1 ly nhỏ tương đương với 40g. Mỗi tuần có thể sử dụng 1 lần chứ tuyệt đối không nên sử dụng hàng ngày.

Người bệnh đái tháo đường: rau má có thể làm giảm mức đường huyết, nếu người bệnh đái tháo đường đang dùng các loại thuốc điều trị, chẳng hạn như insulin (ví dụ: Humalog hoặc metformin) cần hỏi ý kiến bác sĩ. Các triệu chứng của lượng đường trong máu thấp có thể bao gồm đổ mồ hôi, run rẩy và mệt mỏi quá mức.

Người bị cholesterol cao: rau má có thể thay đổi mức cholesterol nên nếu đang dùng thuốc điều trị cholesterol cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Người bị các vấn đề về gan: nếu đang có bệnh về gan không nên sử dụng rau má. Các vấn đề về gan có thể dễ xảy ra khi kết hợp rau má và các loại thuốc khác có tác dụng phụ tương tự.

Người đang dùng thuốc lợi tiểu: rau má có thể giúp loại bỏ lượng nước dư thừa qua nước tiểu. Nhưng việc kết hợp rau má với thuốc lợi tiểu như Lasix (furosemide) có thể dẫn đến mất nước quá nhiều. Điều này cũng dẫn đến mức độ bất thường của các chất điện giải khác nhau trong cơ thể.

Người đang dùng thuốc trị chứng mất ngủ: rau má có thể có tác dụng làm chậm hoạt động của não. Các loại thuốc có tác dụng tương tự có thể bao gồm các loại thuốc làm giảm triệu chứng lo âu và khó ngủ. Nhưng việc kết hợp rau má với những loại thuốc này có thể làm tăng khả năng xảy ra tác dụng phụ.

Thực phẩm nhuận tràng tự nhiên để cải thiện quá trình tiêu hóa Thực phẩm nhuận tràng tự nhiên để cải thiện quá trình tiêu hóa
Thực phẩm nên và không nên sử dụng khi bị tiêu chảy Thực phẩm nên và không nên sử dụng khi bị tiêu chảy
Vân Lê
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động