Ấm áp tình cảm của gần 1.200 mẹ đỡ đầu tại Hà Nội
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTrao tặng quà cho 100 em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội |
Thời điểm đó tại Việt Nam, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của trên 21.043 người, trong đó có 2.352 trẻ em mồ côi. Mất đi sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, người thân… hơn lúc nào hết, các em rất cần nhận được sự quan tâm đặc biệt và giải pháp toàn diện để hỗ trợ chăm sóc các em trong thời gian dài.
Chương trình “Mẹ đỡ đầu” nhằm vận động cán bộ, hội viên, các tổ chức, cá nhân hưởng ứng chương trình; nhận đỡ đầu, hỗ trợ chăm sóc/nuôi dưỡng trẻ em mồ côi (trước mắt tập trung trẻ mồ côi do dịch bệnh Covid-19) có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để các em được phát triển toàn diện trong môi trường gia đình, cộng đồng; Thực hiện các hoạt động hiệu quả, thiết thực, đảm bảo quyền trẻ em theo quy định của pháp luật; Các cấp Hội làm tốt vai trò kết nối giữa “Mẹ đỡ đầu” và trẻ em, giám sát thực hiện chính sách; tham gia điều phối nguồn lực hỗ trợ cho trẻ, đảm bảo công bằng, sử dụng hiệu quả nguồn lực.
Đối tượng của chương trình là trẻ em mồ côi do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (mồ côi cả cha và mẹ; mồ côi cha hoặc mẹ, không nơi nương tựa, hoặc có người nuôi dưỡng thuộc hộ nghèo, gia đình khó khăn); Trẻ mồ côi chưa được nhận đỡ đầu hoặc ít nhận được sự hỗ trợ. Tùy điều kiện ở địa phương, Hội LHPN cấp tỉnh có thể mở rộng đối tượng nhận đỡ đầu là trẻ mồ côi do những nguyên nhân khác.
Hưởng ứng cuộc chương trình “Mẹ đỡ đầu” gần 2 năm nay, các cấp Hội, cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn TP Hà Nội đã nhận đỡ đầu; kết nối các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhận đỡ đầu trẻ em mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
Bà Lê Kim Anh - Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội cho biết, triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em”, “Mẹ đỡ đầu”, Hội LHPN TP đã phát động chương trình “Đồng hành cùng con” với các hoạt động tuyên truyền kiến thức, kỹ năng, nâng cao trách nhiệm của các bậc phụ huynh, cán bộ, hội viên phụ nữ, gia đình và cộng đồng trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, tặng máy tính, thiết bị đồ dùng học tập, kết nối nhận đỡ đầu trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Cùng với đó là nhiều hoạt động ý nghĩa như, trao tặng máy tính, thiết bị đồ dùng học tập; kết nối nhận đỡ đầu trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các cấp Hội, cán bộ, hội viên phụ nữ TP đã nhận đỡ đầu; Đồng thời, kết nối các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhận đỡ đầu 1.183 trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có trẻ em mồ côi do Covid-19. Các trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn được đỡ đầu sẽ nhận được kinh phí hỗ trợ từ 300.000-1.000.000 đồng/tháng tùy trường hợp. Trong đó, Hội LHPN TP Hà Nội kết nối và nhận đỡ đầu 200 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn (với mức từ 500.000 đồng -1.000.000 đồng/tháng) trong thời gian 1 năm, 3 năm, 5 năm và đến năm 18 tuổi, với tổng trị giá hơn 6,9 tỷ đồng. Riêng từ đầu năm 2023 đến nay, các cấp Hội đã kết nối đỡ đầu 156 trẻ em mồ côi.
Bà Lê Kim Anh chia sẻ: “Tuy không thể thay thế được cha mẹ của các em nhưng những người mẹ thứ hai sẽ yêu thương, đồng hành cùng con trong những chặng đường phía trước. Từ đó, giúp các em học tập và rèn luyện để trở thành những người công dân tốt”.
Cũng trong dịp Quốc tế thiếu nhi năm 2023, Ban tổ chức cũng trao tặng quà cho 100 trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn và mồ côi do Covid-19 đến từ 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP.
Hiện, Hà Nội có 5.638 trẻ em mồ côi. Trong đó, số trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt là 5.007 trẻ; số trẻ em mồ côi cả cha và mẹ là 631 trẻ (615 cháu đang ở tại cộng đồng); trẻ em mồ côi do Covid-19 là 16 em.
Có bao nhiêu học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập tại Hà Nội trong năm học tới? | |
Hà Nội sẽ triển khai thí điểm mô hình quận, huyện chuyển đổi số điển hình |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại