Thứ hai 17/06/2024 13:08

Nhờ kiểm soát tốt dịch COVID-19, Bộ Y tế không sử dụng nguồn 46 nghìn tỷ đồng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Việc kiểm soát dịch bệnh tốt và huy động các nguồn viện trợ, tài trợ vaccine, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 dẫn đến Bộ Y tế không phải sử dụng nguồn vốn hơn 46 nghìn tỷ đồng.
Nhờ kiểm soát tốt dịch COVID-19, Bộ Y tế không sử dụng nguồn 46 nghìn tỷ đồng
Quốc hội thảo luận tại Hội trường ngày 25/5. Ảnh: quochoi

Tại phiên họp sáng ngày 25/5, Quốc hội đã dành thời gian thảo luận tại Hội trường về Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023". Báo cáo giám sát đã đưa ra những đánh giá về kết quả thực hiện các chính sách cụ thể, trong đó có việc đầu tư phát triển lĩnh vực y tế.

Cụ thể, số vốn đã được phân bổ cho các dự án y tế là 13.491 tỷ đồng, bao gồm 145 dự án tại 59 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 15 viện, bệnh viện tuyến Trung ương thuộc Bộ Y tế, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng nhằm phục vụ công tác phòng, chống dịch và phục hồi sau đại dịch. Đến ngày 31/1/2024, tổng số giải ngân của các dự án thuộc lĩnh vực y tế đã đạt 6.503 tỷ đồng, tương đương 48% so với tổng mức vốn bố trí theo Nghị quyết số 43.

Báo cáo cũng nêu rằng, trong quá trình triển khai Nghị quyết số 43, Bộ Y tế đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để huy động nguồn viện trợ, tài trợ (ngoài Ngân sách Nhà nước) về vaccine, thuốc điều trị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 với tổng giá trị khoảng 42,667 nghìn tỷ đồng. Ngày 19/10/2023, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3896/QĐ-BYT chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

Do sự kiểm soát dịch bệnh tốt và việc huy động được các nguồn viện trợ, tài trợ về vaccine, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế, Bộ Y tế đã không phải sử dụng nguồn kinh phí 46 nghìn tỷ đồng từ các nguồn tài chính hợp pháp khác để nhập khẩu vaccine, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 tại Nghị quyết số 43. Điều này là một kết quả tích cực, góp phần tiết giảm nguồn phải huy động bổ sung để thực hiện Chương trình.

Về các nhiệm vụ, giải pháp, Đoàn giám sát đã đưa ra một số kiến nghị, trong đó nhấn mạnh việc Chính phủ cần tập trung chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, đưa ra giải pháp giải quyết các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc liên quan đến thực hiện các dự án đầu tư nêu trong Báo cáo giám sát. Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Chương trình để đầu tư, xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật.

Nghịch lý giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm
Cần có quy định bảo vệ những người giúp đỡ người bị tai nạn giao thông
Minh Nhật
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Chủ tịch UBND TP: Khát vọng vươn lên hình thành qua các phong trào thi đua

Chủ tịch UBND TP: Khát vọng vươn lên hình thành qua các phong trào thi đua

Theo Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh, Hà Nội đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN và đối ngoại những năm qua, nguyên nhân trên hết là kết tinh sức mạnh đoàn kết, khát vọng vươn lên được hình thành qua các phong trào thi đua của T.Ư, TP phát động.
ASEAN cần duy trì lập trường chung về vấn đề Biển Đông

ASEAN cần duy trì lập trường chung về vấn đề Biển Đông

Ngày 6-7/6/2024, tại Viêng Chăn, Lào, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Đỗ Hùng Việt đã tham dự Hội nghị Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN, Cuộc họp Ban điều hành Ủy ban Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ ExCom) và Cuộc họp lần thứ 17 Nhóm Công tác Hội đồng Điều phối ASEAN về Timor Leste (ACCWG-TL).
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Thượng Nghị sỹ Jeff Merkley

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Thượng Nghị sỹ Jeff Merkley

Ngày 4/6/2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Thượng Nghị sỹ Jeff Merkley, Chủ tịch Tiểu ban Nội vụ, Môi trường và các cơ quan liên quan thuộc Ủy ban Chuẩn chi Thượng viện Hoa Kỳ.
Kết luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Kết luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản số 3847/TB-TTKQH thông báo kết luận của Uỷ ban Thường Vụ Quốc hội về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại phiên họp thứ 34, tháng 6/2024. Theo đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với các nội dung dự kiến, giải trình tiếp thu, chỉnh lý như trong dự thảo…
Luật Dược sửa đổi: tăng cường nguồn cung thuốc đáp ứng nhu cầu y tế

Luật Dược sửa đổi: tăng cường nguồn cung thuốc đáp ứng nhu cầu y tế

Tại kỳ họp lần thứ 7 Quốc hội khoá XV lần này, hồ sơ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược sẽ được Chính phủ trình Quốc hội xem xét và thông qua. Đây được xem là giải pháp lâu dài nhằm giải quyết vấn đề về nguồn cung thuốc, giúp cung ứng đủ, kịp thời thuốc có chất lượng cho nhu cầu phòng, chữa bệnh của người dân.
Đề xuất giao Hà Nội phê duyệt dự án xây dựng tại bãi sông

Đề xuất giao Hà Nội phê duyệt dự án xây dựng tại bãi sông

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng cho phép xây dựng các tuyến đê mới phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều,....
Vĩnh Yên: giá trị sản xuất thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng tăng cao

Vĩnh Yên: giá trị sản xuất thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng tăng cao

Trong 6 tháng đầu năm 2024 kết quả hoạt động thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng của thành phố Vĩnh Yên đều tăng cao so với cùng thời điểm năm trước.
Hướng dẫn về truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi liên quan đến thủy sản

Hướng dẫn về truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi liên quan đến thủy sản

Đại diện Tòa án Nhân dân tối cao (TAND TC) cho biết, thời gian qua, lợi dụng việc thiếu hiểu biết pháp luật, hoàn cảnh khó khăn của ngư dân, một số đối tượng đã tổ chức, môi giới đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp…
Đề xuất các công trình vi phạm ở Hà Nội bị cắt điện, nước

Đề xuất các công trình vi phạm ở Hà Nội bị cắt điện, nước

Các công trình nhà xây quá tầng, công trình không đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, không có nghiệm thu phòng cháy chữa cháy cần phải cắt điện, nước để ngăn chặn việc đưa người dân vào ở, tránh các hậu quả đáng tiếc.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động