195 tỷ đồng mỗi năm hỗ trợ phụ nữ nghèo sinh con?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThời gian sinh con người phụ nữ chịu nhiều khó khăn. Bên cạnh khoản chi phí thiết yếu như: viện phí, quần áo cho con, tiền sữa, tiền ăn… người phụ nữ còn gặp khó khăn về sức khỏe. Trong thời gian này sức khỏe người mẹ chưa phục hồi, chưa thể làm được những việc nặng nhọc để có thu nhập, đặc biêt là những phụ nữ nghèo không có việc làm hoặc việc làm không ổn định. Sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước, chính quyền đoàn thể ở địa phương cũng như ở người thân chỉ mang tính nhỏ lẻ động viên về tinh thần là chủ yếu.
Bộ LĐTB&XH có các văn bản số 17/TTr-BLĐTB&XH ngày 21/2/2013 và số 801/LĐTBXH-BTXH ngày 14/3/2013 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về hỗ trợ 1 lần cho phụ nữ nghèo khi sinh con đúng chính sách dân số.
Nội dung của dự thảo Quyết định bao gồm 6 điều với các nội dung chính như sẽ hỗ trợ 1 lần đối với những phụ nữ nghèo khi sinh con đúng chính sách dân số với mức hỗ trợ 2 triệu đồng/người. Phương thức hỗ trợ sẽ là cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng, thời điểm hỗ trợ sẽ vào tháng đầu sau khi sinh con và nguồn kinh phí hỗ trợ sẽ lấy từ ngân sách nhà nước, bố trí trong Chương trình mục tiêu quốc gia dân số kế hoạch hoá gia đình.
Được biết, đối tượng được hỗ trợ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Phụ nữ nghèo đã kết hôn, sinh một hoặc 2 con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.
Phụ nữ nghèo, đã kết hôn, sinh con thứ 3, nếu cả hai vợ chồng hoặc 1 trong 2 người thuộc dân tộc ít người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm dân số theo công bố chính thức của Bộ KH&ĐT.
Phụ nữ nghèo đã kết hôn, sinh lần thứ nhất và sinh 3 con trở lên.
Phụ nữ nghèo đã kết hôn, đã có 1 con đẻ, sinh lấn thứ 2 mà sinh 2 con trở lên.
Phụ nữ nghèo đã kết hôn, sinh lần thứ 3 trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có 1 con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
Phụ nữ nghèo đã kết hôn, sinh con thứ 3, nếu đã có 2 con đẻ nhưng 1 hoặc cả 2 con dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền.
Phụ nữ nghèo đã kết hôn, đã có con riêng (con đẻ).
Phụ nữ nghèo chưa kết hôn, sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Qua khảo sát thực tế, phần lớn ở phụ nữ nghèo đều có nguyện vọng được hỗ trợ và tha thiết đề nghị có chính sách hỗ trợ khi sinh con: 70,1% đề nghị được hỗ trợ tiền gạo; 33,3% đề nghị hỗ trợ y tế tiền thuốc chăm sóc sức khỏe; 5,4% đề nghị giảm 50% viện phí; 8,3% đề nghị xây dựng nhà trẻ.
Theo tính toán của Tổng cục dân số, Bộ y tế, cả nước có 12.000.000 phụ nữ nghèo, trong đó số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 đến 49 chiếm 16%. Số lượng phụ nữ thuộc hộ nghèo sinh con đúng chính sách dân số hiện nay là 97.500 người/năm. Với mức hỗ trợ là 2 triệu đồng/người thì ngân sách nhà nước bố trí vào khoảng 195.000.000.000 đồng /năm.
Nếu dự thảo này được Chính phủ phê duyệt thì đây sẽ là một chính sách cụ thể nhất để hỗ trợ cho phụ nữ khi sinh con, giúp họ vơi bớt đi khó khăn trong giai đoạn đầu sau sinh.
Theo Infonet
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại