Ý tưởng độc đáo có tính ứng dụng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhối cảnh trên sông Tô Lịch khi được cải tạo thành Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh. Ảnh tư liệu |
Hà Nội sẽ thoát nước nhanh sau mưa nhờ hệ thống hầm ngầm
Trước đó, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia về chủ đề giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh (Công viên hữu nghị Việt - Nhật) và xây dựng các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm sông Tô Lịch. Hội thảo do UBND TP Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chủ trì.
Bên cạnh đó, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 09 về phát triển văn hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Để Hà Nội phát triển công nghiệp văn hóa như các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... thì phải có công trình sản phẩm văn hóa mang tầm cỡ, đủ sức cạnh tranh. Điểm nhấn thứ 2 của đề xuất dự án đó là công trình sẽ là giải pháp chống ngập cho Thủ đô Hà Nội.
Hiện TP đang triển khai xây dựng hệ thống thu gom nước thải và nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, sử dụng vốn ODA Nhật Bản. Dự án này có công trình xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Xá với công suất 270.000 m3/ngày; xây dựng hệ thống thu gom, cống bao, hệ thống cống đấu nối trên sông Tô Lịch và sông Lừ, với tổng chiều dài cống các loại là hơn 52km. Dự kiến đến năm 2024, công trình này sẽ hoàn thành.
Theo đó, TP Hà Nội đã nghiên cứu đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh và xây dựng các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm sông Tô Lịch.
Đề xuất này hướng tới 3 mục tiêu: Khôi phục, phát triển không gian, kiến trúc, cảnh quan, môi trường sông Tô Lịch; Kết hợp với giải pháp thoát nước công nghệ trong lưu vực sông cũng như giải quyết vấn đề ngập úng và đảm bảo điều kiện thoát nước tốt hơn; Kết hợp tuyến giao thông ngầm dọc sông Tô Lịch.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đánh giá, đề xuất dự án trên là ý tưởng độc đáo có tính ứng dụng trong quá trình nghiên cứu, triển khai, lập hệ thống thiết kế đô thị dọc 2 tuyến đường ven sông Tô Lịch.
Đề xuất chống ngập bằng đường hầm ngầm thoát nước kết hợp với bể chứa để đối phó với những trận mưa lên tới 500mm, trong bể sẽ giữ lại nước và bơm ra sông Nhuệ với công suất 200 m3/s khi mực nước sông Nhuệ xuống thấp.
Đóng góp ý kiến vào việc hồi sinh sông Tô Lịch, một kiến trúc sư cho biết, ngày nay sông Tô Lịch không còn dài tới 30km và nhiều chi lưu như ngày xưa. Với diện tích và chiều dài như hiện tại, dự án cấp nước từ hồ Tây cho sông Tô Lịch là chủ động, hợp lý.
Khi sông Tô Lịch được lưu thủy, với đề xuất dự án là nhất thiết phải có đoạn cho mực nước sâu từ 2,5-3m. Từ đây dòng sông sẽ sạch sẽ, nhộn nhịp như xưa. Khi dòng sông sạch sẽ tiến hành các hoạt động văn hóa, thuyền rồng du lịch, thả cá như một số nước trên thế giới.
Người dân mong sông Tô lịch sẽ sớm được trả lại màu xanh mát, sạch đẹp 2 bên bờ sông. Ảnh: Khánh Huy |
Giải pháp để Tô Lịch không thành dòng sông chết
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội đang thiếu điểm nhấn văn hóa, trong khi sông Tô Lịch có giá trị lịch sử, văn hóa rất lớn đối với Hà Nội. Vì vậy rất cần những giải pháp đúng đắn, khoa học để hồi sinh dòng sông, không để Tô Lịch có nguy cơ biến thành dòng sông chết và có thể trở thành biểu tượng văn hóa, điểm nhấn của Thủ đô.
Trước thực trạng trên, Cty CP Tập đoàn môi trường Việt Nhật JVE (JVE Group) và Trung tâm Dịch thuật, dịch vụ văn hóa và khoa học - công nghệ (CTCS) đã đề xuất hồi sinh dòng sông Tô Lịch, xây dựng dòng sông này thành Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh.
Nói về lý do đề xuất dự án trên, ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch JVE Group cho biết, thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phát triển Thủ đô, Hà Nội cần phải xây dựng một số công trình văn hóa tiêu biểu, khai thác được hệ giá trị văn hóa 1000 năm Thăng Long.
Với việc BTC Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội chính thức công bố kết quả giải thưởng lần thứ 14 năm 2021, với "Ý tưởng - Vì tình yêu Hà Nội" được trao cho hai đề cử bằng phiếu, đó là: "Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng" do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nghiên cứu, xây dựng với sự chỉ đạo của TP Hà Nội và sự phối hợp với các ban ngành liên quan và đề xuất "Xây dựng hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm và cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh" do Cty CP Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE (JVE Group) và đối tác Nhật Bản đề xuất lập quy hoạch.
Cùng với đó, hồi tháng 9/2020, khi JVE Group công bố ý tưởng trên và đã nhận được những ý kiến khác nhau, bên cạnh nhiều ý kiến ủng hộ thì cũng có ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và người dân cho rằng, ý tưởng này khó thành hiện thực vì khá mơ hồ. Bên cạnh đó, nhiều người dân cũng bày tỏ hoài nghi về tính khả thi của đề xuất trên và cho rằng khó thành hiện thực, do quy mô của đề án rất lớn, liên quan đến rất nhiều mảng, lĩnh vực khác nhau, như: Xử lý ô nhiễm môi trường, xây dựng cảnh quan công viên, xây dựng hạ tầng hệ thống chống ngập khổng lồ, cao tốc ngầm cho đến các nội dung liên quan đến mỹ thuật - kiến trúc, di sản, lịch sử, văn hóa, tâm linh... nên người dân cũng hi vọng dự án sớm có những bước đi cụ thể để Tô Lịch được hay đổi diện mạo trong thời gian tới.
Ông Trịnh Tùng, trú tại Thụy Khê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, là một người rất yêu mến gắn bó với Hà Nội trăn trở: “Hà Nội lưu giữ rất nhiều những kỷ niệm của tôi với bạn bè khi từng câu cá và tắm trên dòng sông Tô Lịch nên trước ý tưởng, cải tạo dòng sông thành Công viên lịch sử-văn hóa-tâm linh và xây dựng hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm… Tôi rất mong đợi TP có những giải pháp để phục hồi lại sự sống cho dòng sông, nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm của thế hệ chúng tôi với hình ảnh con sông uốn lượn xanh mát bao quanh lấy Hà Nội, đẹp trong xanh và rất nên thơ ".
Bởi vậy, sự hồi sinh của dòng sông không chỉ mang lại những giá trị về kinh tế mà còn có những giá trị lịch sử văn hóa và tinh thần to lớn đối với người dân. Như được coi là "ổ trấn nước" nghìn năm tuổi, nổi tiếng là một trong những thành cổ sông nước đẹp nhất ở Trung Quốc, Ô Trấn, thu hút hàng triệu du khách bởi hình ảnh dòng sông xinh đệp với dòng nước chảy xuyên suốt tượng trưng cho sự hanh thông. Nó được xem là chứng nhân lịch sử, là đời sống tinh thần của người dân địa phương và là khu di tích được bảo tồn, nằm trong dự án bảo tồn và phát triển du lịch, được định hướng phát triển mạnh mẽ để thu hút khách du lịch trong nước và cả quốc tế.
Điều ấy càng khẳng định nếu có những giải pháp đúng đắn, khoa học để hồi sinh dòng sông, Tô Lịch sẽ mang đến một diện mạo mới cho TP không chỉ với các hoạt động văn hóa, du lịch mà còn góp phần phát triển kinh tế của Thủ đô.
Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường ven sông Tô Lịch | |
Từ ý tưởng mong thành hiện thực | |
Kỳ 3: Hồi sinh dòng sông “chết” thành công viên lịch sử, văn hóa, tâm linh |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại