Thứ hai 29/04/2024 02:06

Xuất khẩu thép xây dựng tiếp tục giảm thêm 53%

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Kể từ đầu quý III đến nay, xuất khẩu thép liên tục sụt giảm so với các tháng trước và cùng kỳ 2021. Chính vì thế các công ty thép sản xuất, sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 11 đạt 682.800 tấn, giảm 5% so với tháng trước và giảm 37% so với tháng 11/2021.
Xuất khẩu thép xây dựng tiếp tục giảm thêm 53%

Xuất khẩu thép xây dựng tiếp tục giảm

Xuất khẩu thép xây dựng tiếp tục giảm

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), xuất khẩu thép trong tháng 11 đạt 97.462 tấn, giảm 52,5% so cùng kỳ năm 2021. Kể từ đầu quý III đến nay, xuất khẩu mặt hàng này liên tục sụt giảm so với các tháng trước và cùng kỳ 2021. Chính vì thế một các công ty thép cắt giảm sản xuất, sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 11 đạt 682.800 tấn, giảm 5% so với tháng trước và giảm 37% so với tháng 11/2021.

Tính chung 11 tháng đầu năm, sản xuất thép xây dựng đạt 11,2 triệu tấn, đi ngang so với cùng kỳ 2021. Bán hàng thép xây dựng đạt 11,2 triệu tấn, tăng 3%, trong đó xuất khẩu đạt 2 triệu tấn, tương đương với cùng kỳ năm 2021.

Theo số liệu của VSA, 11 tháng đầu năm, tiêu thụ thép xây dựng của Hòa Phát đạt 3,9 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm gần 35% thị phần tiêu thụ thép xây dựng, dẫn đầu toàn ngành.

VSA cho biết giá nguyên liệu sản xuất thép giảm liên tục từ tháng 4 đến nay, nhu cầu tiêu thụ thép sụt giảm khi thị trường bất động sản chững lại, biến động tỷ giá đồng ngoại tệ là những yếu tố khiến các nhà máy thép gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, các nhà máy đều trong tình trạng tồn kho giá cao, kết quả kinh doanh giảm sút do cạnh tranh về giá bán và thị phần. Một số doanh nghiệp đã tạm ngưng giảm giá bán, điều này khiến thị trường trở nên bình ổn hơn trước, thúc đẩy việc tiêu thụ và từng bước tái tạo tồn kho.

Tuy vậy, các công ty thương mại, nhà phân phối vẫn hạn chế mua vào, giao dịch kém đi, chủ yếu nhắm đến việc thu hồi công nợ cuối năm.

Doanh nghiệp thép tiếp tục khó khăn

Việc thị trường bất động sản nhà ở giao dịch chậm lại đã khiến nhu cầu thép trong nước giảm. Cùng đó, lãi suất tăng cũng đè nặng lên chi phí lãi vay của doanh nghiệp thép. giá nguyên liệu đầu vào cao đã gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thép Việt Nam.

Từ cuối tháng 9/2022, nhiều doanh nghiệp thép đã công bố kế hoạch cắt giảm sản lượng lớn như: CTCP Tâp đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) thông báo đóng cửa 2 lò cao (trong 3 lò) tại nhà máy Hải Dương và 2 lò cao (trong 4 lò) tại Khu liên hợp gang thép Dung Quất vào tháng 11/2022.

Hiện thị trường cuối năm ảm đạm, Hòa Phát sẽ xem xét đóng cửa thêm 1 lò cao nữa (lò thứ 5) vào tháng 12/2022. Với kế hoạch đóng cửa 5/7 lò cao tại 2 khu liên hợp sản xuất thép, đây là thông điệp rất tiêu cực của ban lãnh đạo doanh nghiệp về nhu cầu thép trong ngắn hạn.

Còn CTCP Thép Pomina (mã chứng khoán: POM) thông báo đóng cửa lò cao - POM 2 kể từ ngày 25/9/2022; Công ty TNHH Thép Miền Nam đã cho nhân viên nghỉ luân phiên theo kế hoạch ngừng sản xuất trong quý IV/2022.

Bên cạnh đó, lãi suất tăng đã đè nặng lên chi phí lãi vay. Tất cả các công ty thép tại cuối quý III/2022 đều đang ở vị thế nợ vay ròng. Do đó, chi phí lãi vay sẽ tăng trong môi trường lãi suất cao hơn.

Tại thời điểm cuối quý III/2022, CTCP Tập đoàn Hòa Phát đang có nợ vay ròng cao nhất toàn ngành với 26.589 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ lệ Nợ vay ròng/Vốn chủ sở hữu của công ty lại ở mức thấp nhất, chỉ 0,27 lần.

Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG) và Công ty cổ phần Thép Nam Kim (mã chứng khoán: NKG) vào thời điểm cuối quý III/2022 tỷ lệ Nợ vay ròng/Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp này đang nằm trong khoảng 0,35-0,75 lần. Các khoản vay của các công ty thép phần lớn là ngắn hạn nhằm phục vụ tài trợ vốn lưu động.

Các doanh nghiệp thép chưa ra báo cáo kết quả kinh doanh quý IV, nhưng nhìn vào kết quả kinh doanh quý III của doanh nghiệp có thể thấy rõ những khó khăn của ngành thép.

Doanh thu của 3 công ty thép niêm yết lớn nhất bao gồm CTCP Tập đoàn Hòa Phát, CTCP Tập đoàn Hoa Sen và CTCP Thép Nam Kim đã giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái và 18% so với quý trước đó, khi nhu cầu thép yếu khiến cả sản lượng và giá bán đều giảm.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành, đặc biệt ngành thép trong nước sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức có khả năng kéo dài đến quý II/2023.

Giá thép hôm nay 14/12: Trong nước và thế giới ổn định, giá quặng tăng
Giá sắt thép hôm nay 9/12: Tăng giá ở các địa phương
Nguyễn Vũ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động