Thứ sáu 22/11/2024 02:21

Vụ buôn lậu hơn 6 tấn vàng từ Campuchia vào Việt Nam: chế tài xử lý ra sao?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Luật sư cho biết, với tội danh “Buôn lậu”, các đối tượng trong đường dây buôn lậu hơn 6 tấn vàng từ Campuchia vào Việt Nam sẽ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất của tội danh này là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Tang vật bắt quả tang trong đường dây buôn lậu hơn 6 tấn vàng. Ảnh: CQCA cung cấp
Tang vật bắt quả tang trong đường dây buôn lậu hơn 6 tấn vàng. Ảnh: CQCA cung cấp

Làm rõ đường dây buôn lậu vàng lớn

VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 24 bị can trong hai đường dây buôn lậu 6.150kg vàng 9999 từ Campuchia về Việt Nam. Trước đó, ngày 28/9/2022, Cục Cảnh sát kinh tế Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, CATP Hồ Chí Minh và CA tỉnh Tây Ninh áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ bắt giữ đường dây buôn lậu này. Kết quả phá án bước đầu đã làm rõ, riêng trong 2 ngày 27 và 28/9/2022, đường dây này đã nhập lậu 198 kg vàng; xác định được đối tượng chủ mưu cầm đầu, vận chuyển, tiêu thụ. Đến nay đã thu giữ 103 kg vàng, hơn 2,8 triệu USD và 26,7 tỷ đồng; các phương tiện, thiết bị, vật chứng liên quan…

Từ vụ việc bắt quả tang nêu trên, Cục Cảnh sát kinh tế Bộ Công an phối hợp với VKSND Tối cao đánh giá tài liệu, chứng cứ, phân loại đối tượng mở rộng điều tra. Kết quả cho thấy, cả hai đường dây buôn lậu vàng với số lượng khủng do Nguyễn Thị Minh Phụng, SN 1981, quê Bình Định và Nguyễn Thị Kim Phượng, SN 1985, ở Tây Ninh cầm đầu. Các bị can Nguyễn Thị Minh Phụng kinh doanh tự do tại TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Kim Phượng kinh doanh tự do tại Tây Ninh và Nguyễn Thị Thúy Hằng là chủ cửa hàng vàng Kim Oanh Hằng, tại TP Tây Ninh.

Các bị can này không được phép nhập khẩu vàng nguyên liệu từ Campuchia về Việt Nam để bán. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, các bị can thấy giá vàng trên thị trường Việt Nam cao hơn giá vàng bên Campuchia nên đã thỏa thuận, thống nhất, nhận đặt bán vàng lậu cho các chủ cửa hàng vàng trong nước. Có được mối hàng, các bị can đã liên hệ với các đối tượng người Campuchia và Nguyễn Thị Ngọc Giàu (là cư dân biên giới, sinh sống tại cửa khẩu Chàng Riệc, tỉnh Tây Ninh) đặt mua vàng lậu từ Campuchia mang về Việt Nam qua cửa khẩu Chàng Riệc để bán lại kiếm lời.

Theo kết quả điều tra, để vận chuyển vàng trái phép về Việt Nam, các bị can đã tổ chức thành 2 đường dây. Đường dây thứ nhất do Nguyễn Thị Minh Phụng cầm đầu, móc nối với Nguyễn Thị Ngọc Giàu và lôi kéo 20 người tham gia. Từ tháng 8 đến tháng 9/2022, các đối tượng buôn lậu 4.830 kg vàng thỏi, trị giá hơn 6.644 tỷ đồng từ Campuchia về Việt Nam, hưởng lợi hơn 17,6 tỷ đồng. Đường dây thứ hai do Nguyễn Thị Kim Phượng cầm đầu, móc nối với Nguyễn Thị Ngọc Giàu và lôi kéo 5 người khác tham gia buôn lậu. Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9/2022, các đối tượng tổ chức đưa 1.320kg vàng thỏi, trị giá 1.817 tỷ đồng từ Campuchia về Việt Nam, hưởng lợi hơn 6,8 tỷ đồng.

Chế tài xử lý

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Cty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, theo quy định, người nào buôn bán qua biên giới trái pháp luật hàng hóa, tiền tệ, ngoại tệ, kim khí quý trị giá từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị phạt hành chính, đã bị kết án về một trong các tội danh được liệt kê tại điều luật này về kinh tế mà còn vi phạm sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 188, Bộ luật hình sự năm 2015 về tội “Buôn lậu”. Với tội danh này, các đối tượng sẽ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất của tội danh là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Bên cạnh đó, các đối tượng còn có thể bị phạt tiền và bị tịch thu tài sản. Đây là hình phạt bổ sung của tội “Buôn lậu” và cũng là biện pháp mạnh mẽ để xử lý đối với hành vi vi phạm về kinh tế. Ngoài ra, CQĐT sẽ làm rõ hành vi vai trò của pháp nhân thương mại đối với việc buôn lậu để xem xét xử lý hình sự theo khoản 6 Điều 188, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Nếu pháp nhân thương mại phạm tội, có thể bị phạt tiền tới 15 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm, trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Với hành vi buôn lậu, cá nhân và DN thường sẽ gian dối trong việc kê khai nộp thuế nên các đối tượng, DN trong vụ án này còn có thể bị xử lý thêm về tội “Trốn thuế” quy định tại khoản 3 Điều 200, Bộ luật Hình sự năm 2015. “Hành vi buôn lậu hàng hóa qua biên giới là vàng không chỉ ảnh hưởng đến thị trường trong nước mà còn ảnh hưởng đến việc quản lý ngoại hối của Nhà nước. Bởi vậy, việc phát hiện xử lý đối với những đường dây buôn lậu quy mô lớn như thế này là rất cần thiết để tăng cường công tác quản lý hành chính, quản lý ngoại hối, đảm bảo công bằng trong xã hội, làm minh bạch môi trường kinh doanh ở Việt Nam” - luật sư Thái cho biết.

Liên quan vụ buôn lậu 3 tấn vàng, Chủ tịch Công ty cổ phần đầu tư vàng Phú Quý bị khởi tố
Truy nã chủ tiệm vàng Phúc Hằng liên quan vụ án “Buôn lậu”
Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cụ bà hơn 80 tuổi bị gã trai cướp tài sản ngay tại khu tập thể

Cụ bà hơn 80 tuổi bị gã trai cướp tài sản ngay tại khu tập thể

Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, ra quyết định tạm giữ đối với Nguyễn Văn Vương, SN 2001, trú tại xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để điều tra về hành vi cướp giật tài sản.
Hà Nội: tìm người làm chứng vụ tai nạn trên phố Nguyễn Tri Phương

Hà Nội: tìm người làm chứng vụ tai nạn trên phố Nguyễn Tri Phương

Vụ tai nạn giao thông xảy ra tại trước số nhà 15 ngõ 9 Nguyễn Tri Phương, phường Điện Biên, Hà Nội; Công an quận Ba Đình tìm người làm chứng.
Truy tìm người phụ nữ lừa đảo xin việc ở Hà Nội

Truy tìm người phụ nữ lừa đảo xin việc ở Hà Nội

Ngày 21/11, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết đang truy tìm người phụ nữ lừa đảo xin việc.
Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Phong (SN 1983, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Duy Đức Tuấn, SN 1974, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương (Cty Thái Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Viết Sơn, SN 1962, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt 2 đối tượng nguy hiểm, thu giữ súng, đạn và nhiều chất nghi là ma túy.
Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác Y2 phát hiện đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.
Nhiều đối tượng phạm pháp “sa lưới” lực lượng 141

Nhiều đối tượng phạm pháp “sa lưới” lực lượng 141

Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội thông tin, trong 3 đêm cuối tuần từ 8-10/11/2024, các tổ công tác 141 đã phát hiện 9 vụ việc...

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động