Thứ sáu 20/06/2025 08:49

Việt Nam công bố ngày tổ chức Lễ mở ký Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 19/5/2025, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, cùng đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ Quốc Phòng, Công an, Ngoại giao, Tư pháp, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Đại sứ quán Việt Nam tại Áo đã tham dự kỳ họp thứ 34 Ủy ban Ngăn ngừa tội phạm và tư pháp hình sự (CCPCJ34) tại Viên, Áo.
Việt Nam công bố ngày tổ chức Lễ mở ký Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Công ước thể hiện cam kết của cộng đồng quốc tế đối với chủ nghĩa đa phương, tạo ra khuôn khổ pháp lý cho hợp tác quốc tế để giải quyết hiệu quả vấn đề tội phạm mạng - mối đe doạ đối với phát triển kinh tế xã hội.

Với sự tham dự của hơn một nghìn đại biểu đến từ các quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ), CCPCJ34 là kỳ họp cuối cùng trước thềm Hội nghị Cấp cao của LHQ lần thứ 15 về phòng chống tội phạm (Crime Congress), tổ chức tại UAE vào năm 2026, tập trung thảo luận báo cáo kết quả các Hội nghị trù bị khu vực đã diễn ra trong năm 2025, hoàn tất và thông qua các tài liệu chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao 15, sẵn sàng bước vào đàm phán dự thảo Tuyên bố Abu Dhabi.

Điểm nhấn tại kỳ họp năm nay là sự quan tâm của bạn bè quốc tế đến sự kiện LHQ đồng thuận thông qua Công ước về chống tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), văn kiện đầu tiên của LHQ về phòng chống tội phạm sau hơn 20 năm, thiết lập một khuôn khổ pháp lý quốc tế mới với các công cụ thúc đẩy hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm mạng.

Phát biểu tại Phiên khai mạc, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đã thông tin tới Hội nghị về nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về tư pháp hình sự, tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm, trong đó có sáng kiến Việt Nam đăng cai Lễ mở ký Công ước Hà Nội, là minh chứng cho cam kết của Việt Nam là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế. Tại Hội nghị, Thứ trưởng đồng thời công bố chính thức ngày tổ chức Lễ mở ký Công ước tại Hà Nội vào ngày 25-26/10/2025. Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres dự kiến sẽ đồng chủ trì sự kiện này. Thông qua các kênh đối ngoại cao nhất, Việt Nam đang chuyển Thư mời của Chủ tịch nước đến tất cả Nguyên thủ các quốc gia thành viên LHQ đến Hà Nội tham dự Lễ mở ký.

Các thông tin cụ thể về Lễ mở ký đã được Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng và đoàn Việt Nam giới thiệu tại Tọa đàm "Đường tới Hà Nội: Lễ mở ký Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng”, diễn ra vào lúc 15h ngày 19/5/2025, với sự tham dự trực tuyến và trực tiếp của hơn 200 đại biểu. Toạ đàm thể hiện phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ Việt Nam với Cơ quan của LHQ về ma tuý và tội phạm (UNODC) và cá nhân Tổng Giám đốc UNODC, bà Gathi Waly trong công tác tổ chức Lễ mở ký Công ước nhằm bảo đảm tầm vóc, quy mô và ý nghĩa lịch sử của sự kiện này tại Hà Nội.

Phát biểu tại Toạ đàm, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Công ước thể hiện cam kết của cộng đồng quốc tế đối với chủ nghĩa đa phương, tạo ra khuôn khổ pháp lý cho hợp tác quốc tế để giải quyết hiệu quả vấn đề tội phạm mạng - mối đe doạ đối với phát triển kinh tế xã hội. Thứ trưởng khẳng định Lễ mở ký Công ước này không chỉ là một sự kiện ký kết đơn thuần mà còn truyền đi thông điệp về hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm mạng, kêu gọi các nước tham dự Hội nghị, ký kết và sớm phê chuẩn để Công ước có hiệu lực, thúc đẩy hợp tác quốc tế hiệu quả trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm mạng.

Phát biểu khai mạc Toạ đàm, bà Waly cam kết hỗ trợ Việt Nam trong công tác tổ chức Lễ mở ký, bày tỏ tin tưởng đây sẽ là sự kiện thành công, ghi dấu ấn cho lễ kỷ niệm 80 thành lập LHQ vào ngày 24/10. Các đại diện cho khu vực châu Phi (Algeria), châu Á (Nhật Bản) cũng nêu vai trò của Công ước đối với khu vực và nhấn mạnh ủng hộ Việt Nam trong vai trò nước chủ nhà Lễ mở ký. Thông tin về việc chuẩn bị cho Lễ mở ký, phía Việt Nam cho biết Việt Nam và UNODC đang tích cực phối hợp để xây dựng chương trình Lễ mở ký, các hoạt động bên lề và toạ đàm liên quan đến Công ước.

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, đoàn đã có buổi làm việc riêng với Tổng Giám đốc UNODC để trao đổi về công tác chuẩn bị cho Lễ mở ký cũng như các sáng kiến thúc đẩy hợp tác Việt Nam – UNODC trong phòng chống tội phạm. Đoàn cũng gặp gỡ, trao đổi với đoàn một số nước đã tham gia tích cực vào quá trình đàm phán Công ước như Nga, Algeria, Thái Lan, Saint Kitts & Nevis, trao thư mời của Chủ tịch nước tới Nguyên thủ quốc gia các nước, đồng thời thảo luận kế hoạch hợp tác tổ chức các sự kiện tại Hà Nội tháng 10 tới.

Nhân dịp làm việc tại Văn phòng LHQ tại Viên, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng và đoàn đã có buổi làm việc với Tổng Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), ông Rafael Mariano Grossi. Hai Bên đã trao đổi về tình hình hợp tác giữa Việt Nam và IAEA trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và một số đề xuất hỗ trợ Việt Nam xây dựng khuôn khổ pháp lý, tư vấn chính sách, chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo nhân lực giúp Việt Nam tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ hạt nhân nói chung và trong triển khai thành công dự án Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên nói riêng, bảo đảm an ninh, an toàn hạt nhân ở tiêu chuẩn cao nhất.

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng mời Tổng giám đốc Grossi thăm trở lại Việt Nam trong thời gian tới. Ông Grossi đã vui vẻ nhận lời, tin tưởng quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam và ủng hộ định hướng thúc đẩy hợp tác của khu vực tư nhân với IAEA.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
Khuyến cáo công dân để không rơi vào bẫy của tội phạm mua bán người Khuyến cáo công dân để không rơi vào bẫy của tội phạm mua bán người
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Ban Bí thư ban hành hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng

Ban Bí thư ban hành hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng

Mới đây, Ban Bí thư đã ban hành Hướng dẫn 06-HD/TW ngày 9/6/2025 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng nhằm hướng dẫn chi tiết các quy định trong Điều lệ Đảng. Hướng dẫn 06-HD/TW có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Sự đồng thuận của toàn dân và những đề xuất quan trọng

Sự đồng thuận của toàn dân và những đề xuất quan trọng

Hơn 280 triệu lượt ý kiến đóng góp cùng tỷ lệ tán thành lên tới 99,75% – những con số ấn tượng thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp Nhân dân và sự đồng thuận mạnh mẽ đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Xây dựng pháp luật theo hướng cải cách và đồng bộ hóa

Xây dựng pháp luật theo hướng cải cách và đồng bộ hóa

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 158/NQ-CP ngày 3/6/2025 về Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 5/2025. Phiên họp diễn ra vào ngày 22/5/2025, tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với nhiều dự án Luật và Hồ sơ chính sách Luật quan trọng.
Báo chí đồng hành, chia sẻ cùng sự phát triển của Thủ đô

Báo chí đồng hành, chia sẻ cùng sự phát triển của Thủ đô

Chiều 19/6, kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí T.Ư và Hà Nội.
Hội Báo toàn quốc 2025: Bản lĩnh báo chí cách mạng một thế kỷ

Hội Báo toàn quốc 2025: Bản lĩnh báo chí cách mạng một thế kỷ

Sáng 19/6, Hội báo toàn quốc năm 2025 - sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Đây là ngày hội lớn của những người làm báo cả nước, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì tổ chức.
Hà Nội: bảo đảm đồng bộ trong tổ chức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hà Nội: bảo đảm đồng bộ trong tổ chức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Sáng 19/6, tại Hội nghị trực tuyến tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức TP và cấp xã (mới) vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp do Thành ủy Hà Nội tổ chức, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh đã trình bày nội dung về công tác quản lý Nhà nước; tổ chức bộ máy vận hành chính quyền địa phương 2 cấp; phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền…
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.
Báo chí - người bạn đồng hành với doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Báo chí - người bạn đồng hành với doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn "Báo chí đồng hành cùng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".
Phụ nữ Thủ đô “đi từng ngõ, gõ từng nhà” hỗ trợ người dân góp ý vào Hiến pháp

Phụ nữ Thủ đô “đi từng ngõ, gõ từng nhà” hỗ trợ người dân góp ý vào Hiến pháp

Với tinh thần “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, phụ nữ Thủ đô không quản khó khăn, đồng hành cùng Nhân dân, lan tỏa tinh thần trách nhiệm công dân và chung tay xây dựng Nhà nước pháp quyền trong thời đại số.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động