Thứ hai 20/05/2024 00:00

Ủy ban Pháp luật tán thành việc cần thiết có các quy định về cơ chế liên kết, phát triển vùng Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 20/9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.
Ủy ban Pháp luật tán thành việc cần thiết có các quy định về cơ chế liên kết, phát triển vùng Thủ đô
Toàn cảnh phiên họp sáng 20/9. Ảnh: Lê Anh

Tham dự phiên họp có: Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; đại diện các bộ, ngành có liên quan như: Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Xây dựng, Bộ Công an,…

Báo cáo tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu rõ, việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) là cần thiết nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô tại một số Nghị quyết của Bộ Chính trị như Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” và khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được nhận diện qua hơn 09 năm thi hành Luật Thủ đô năm 2012.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) xây dựng dựa trên các quan điểm chỉ đạo về: thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô; quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013;…. Đồng thời, bám sát 09 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua; cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật để áp dụng được ngay; kế thừa, phát triển các quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm tốt của Luật Thủ đô 2012; luật hóa các cơ chế, chính sách đặc thù đang thí điểm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với Thủ đô. Theo sát quá trình chỉnh lý, hoàn thiện các Luật có liên quan đang được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm những vấn đề đang đặt ra đối với Thủ đô mà chưa được các dự án Luật này xử lý hoặc nội dung chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Thủ đô thì quy định tại Luật Thủ đô.

Về quá trình soạn thảo dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với UBND TP Hà Nội, các bộ, ngành và các địa phương liên quan tổng kết thi hành Luật Thủ đô 2012, rà soát, lập đề nghị và soạn thảo dự án Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các quy định của dự thảo Luật được Bộ Tư pháp tổng hợp, xây dựng và hoàn thiện dựa trên cơ sở đề xuất của UBND TP Hà Nội, ý kiến thảo luận của Thường trực Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, ý kiến kết luận của của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với Thường trực Thành ủy Hà Nội theo Thông báo số 1955/TB-VPQH ngày 14/8/2023 của Văn phòng Quốc hội….

Ủy ban Pháp luật tán thành việc cần thiết có các quy định về cơ chế liên kết, phát triển vùng Thủ đô
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Lê Anh

Báo cáo tại Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan tham gia thẩm tra đều tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm kịp thời thể chế hóa các quan điểm, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội được đặt ra trong các nghị quyết của Bộ Chính trị, tạo cơ chế đột phá, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, đưa Thủ đô tiếp tục phát triển nhanh, bền vững.

Đồng thời, nhận định Hồ sơ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được Chính phủ chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc, chất lượng, gồm đầy đủ các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi trình Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể hiện tương đối đầy đủ, toàn diện 09 nhóm chính sách mà Chính phủ trình Quốc hội khi lập đề nghị xây dựng Luật; dự thảo Luật có nhiều nội dung mang tính đột phá, đặc thù, nhiều nội dung thể hiện sự kế thừa, bổ sung và phát triển hơn so với Luật Thủ đô hiện hành mà qua tổng kết thực tiễn thấy rằng vẫn tiếp tục phát huy giá trị.

Liên quan đến tổ chức chính quyền tại Thủ đô, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng, việc củng cố, nâng cao năng lực của HĐND TP Hà Nội thông qua việc tăng số lượng đại biểu HĐND TP, tăng số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách và tăng số Phó Chủ tịch HĐND TP là cần thiết, bảo đảm khả năng đảm đương thêm các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền theo luật và phù hợp với yêu cầu tổ chức chính quyền đô thị. Tuy nhiên, đây là vấn đề quan trọng, liên quan đến việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương và Bộ Chính trị nên cần được báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trước khi quy định trong dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Về quy hoạch và quản lý đô thị, cơ bản tán thành với các quy định như dự thảo Luật, tuy nhiên để bảo đảm tính khả thi, tránh chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định khác của pháp luật có liên quan, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo lưu ý một số nội dung như: cần có các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về quy hoạch trên địa bàn; bổ sung quy định về nguồn vốn lập quy hoạch và việc lựa chọn đơn vị tư vấn trong công tác lập quy hoạch; cụ thể hóa nguyên tắc quản lý và sử dụng không gian ngầm phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, gắn với công tác phòng thủ dân sự,...

Đối với các chính sách tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, quy định cụ thể hơn một số nội dung để bảo đảm tính khả thi. Chẳng hạn: xác định tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách TP Hà Nội được hưởng theo phân cấp (khoản 4 Điều 35); nghiên cứu để có các quy định phù hợp với điều kiện thực tế của Hà Nội trong phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) (Điều 39), thực hiện mô hình thử nghiệm có kiểm soát (Điều 41) và quản lý tài sản công (Điều 42); các chính sách ưu đãi về thuế, chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư chiến lược (Điều 45),…

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành cần thiết có các quy định về cơ chế liên kết, phát triển vùng Thủ đô trong dự thảo Luật nhưng về nội dung, nội hàm của việc liên kết vùng thì cần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ để bảo đảm thiết thực, khả thi, xử lý được những vướng mắc, bất cập hiện nay.

Cần hoàn thiện một số chính sách an sinh xã hội và đảm bảo TTATXH trên địa bàn Thủ đô Cần hoàn thiện một số chính sách an sinh xã hội và đảm bảo TTATXH trên địa bàn Thủ đô
Trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô Trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô
Xác định Chỉ giới đỏ tuyến đường quanh khu Tân Phong đến đường Hoàng Quốc Việt kéo dài Xác định Chỉ giới đỏ tuyến đường quanh khu Tân Phong đến đường Hoàng Quốc Việt kéo dài
Ngọc Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Để Đảng mãi là ngọn cờ lãnh đạo dẫn dắt dân tộc

Để Đảng mãi là ngọn cờ lãnh đạo dẫn dắt dân tộc

Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng - những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm, làm việc tại Thái Lan

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm, làm việc tại Thái Lan

Từ ngày 14-16/5, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu Đoàn công tác của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đi thăm, làm việc tại thủ đô Bangkok và tỉnh Kanchanaburi, Thái Lan.
Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người

Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người

Ngày 7/5/2024, tại trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Công trình văn hóa khắc ghi tình cảm của Bác Hồ với Công an Thủ đô

Công trình văn hóa khắc ghi tình cảm của Bác Hồ với Công an Thủ đô

Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô" tại trụ sở chính Công an TP, số 87, phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì buổi họp báo thông tin về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng; chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 13-17/5/2024.
Tháo gỡ rào cản pháp lý để văn hóa Thủ đô phát triển

Tháo gỡ rào cản pháp lý để văn hóa Thủ đô phát triển

PGS. TS Bùi Hoài Sơn cho biết, Hà Nội có đầy đủ các lợi thế, nhưng chúng ta đang bị các rào cản pháp lý khiến chưa "bung tỏa", phát triển được. Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này có nhiều điểm mới, tiến bộ, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng khi Luật được ban hành sẽ có những cơ hội mới, điều kiện mới để phát triển bền vững Thủ đô trong thời gian sắp tới.
Người đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp: gây khó cho người lao động

Người đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp: gây khó cho người lao động

Điều 111 của dự thảo Luật Việc làm quy định người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), làm việc sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ một số trường hợp nghỉ mà không cần báo trước theo quy định Bộ luật Lao động. Chiếu theo quy định này, chỉ người nghỉ việc vì bị quấy rối tình dục, ngược đãi, đánh đập, tổn hại danh dự... đơn phương chấm dứt HĐLĐ mới được Quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả trợ cấp.
Đồng loạt triển khai 580 công trình thanh niên làm đẹp cho Hà Nội

Đồng loạt triển khai 580 công trình thanh niên làm đẹp cho Hà Nội

Bằng những công trình, phần việc ý nghĩa, 580 công trình thanh niên là dấu ấn quan trọng trong công tác thanh niên Thủ đô năm 2024, góp sức trẻ cho một Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động