Thứ bảy 20/04/2024 16:16

Ưu tiên phát triển công trình xanh theo hướng bền vững

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong suốt những năm qua, Hà Nội đã triển khai nhiều chính sách nhằm cụ thể hóa các chương trình hành động của Chính phủ cũng như Bộ Xây dựng trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, quy hoạch, đô thị xanh, công trình xanh.
Hà Nội ưu tiên xây dựng các công trình, dự án xanh
Hà Nội ưu tiên xây dựng các công trình, dự án xanh

Kết quả của hướng đi đúng đắn

Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 3102 về việc thành lập Ban chỉ đạo đầu tư xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp các công viên, vườn hoa trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Theo quyết định, Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp các công viên, vườn hoa trên địa bàn Hà Nội.

Hà Nội dự kiến đầu tư xây dựng mới 6 công viên gồm Công viên Chu Văn An, khu công viên và hồ điều hòa CV1, công viên ở khu đô thị Tây Nam Hà Nội, công viên văn hóa Kim Quy, công viên hồ Phùng Khoang; công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông.

Ngoài ra, TP lên kế hoạch cải tạo, chỉnh trang và đầu tư xây dựng 5 công viên, gồm Thiên Văn học, Bách Thảo, Hữu Nghị, vườn hoa Lý Thái Tổ và công viên văn hóa thể thao quận Đống Đa. Bên cạnh đó, cải tạo, nâng cấp 45 công viên, vườn hoa hiện có gồm: Mức độ 1 có 3 công viên và 10 vườn hoa; mức độ 2 có 10 công viên và 22 vườn hoa.

Cần nhấn mạnh, việc được công nhận là công trình xanh là một quá trình dài, với nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Tuy nhiên, việc TP Hà Nội có sự quan tâm đặc biệt trong việc xây dựng các công trình hướng tới mục tiêu phát triển không gian xanh chính là điểm tựa để hình thành các công trình xanh sau này.

Trong hơn nửa thập kỷ qua, Hà Nội đã có hàng chục công trình xây dựng được cấp chứng chỉ công trình xanh, bước đầu cho thấy kết quả của một hướng đi đúng đắn. Điều này càng đáng được ghi nhận khi tính đến năm 2015, toàn địa bàn thủ đô chưa có công trình nào được cấp chứng chỉ xanh.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, kể từ năm 2015 đến nay, xu hướng xây dựng các công trình, dự án xanh đang dành được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ và nguồn lực triển khai. Đặc biệt, xu hướng công trình xanh đang diễn ra ở khắp các lĩnh vực từ các dự án văn phòng, nhà ở (khu đô thị, chung cư cao tầng, biệt thự...), đến các công trình xã hội (trường học, BV)… đều đang được đẩy mạnh phát triển theo xu hướng xanh nhằm bảo đảm sự thân thiện với môi trường, mang lại cảm giác an toàn cho người sử dụng và đạt được nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội.

Theo ông Nguyễn Công Thịnh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng), các công trình xanh, công trình bền vững cùng với các khu đô thị xanh, khu đô thị sinh thái sẽ đóng góp vào việc làm cho đô thị xanh hơn, bền vững hơn. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy đối với các khu vực đô thị hiện hữu như TP Hà Nội hiện nay, việc phát triển các công trình xanh độc lập, đơn lẻ sẽ đi đôi với việc cải tạo, chỉnh trang đô thị là hướng đi khả thi và phù hợp.

Không thể thiếu cơ chế phù hợp

Dù đang có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên cần thẳng thắn thừa nhận việc thực thi, tốc độ xây dựng các công trình xanh tại Hà Nội vẫn chưa như kỳ vọng. Theo PGS.TS Hoàng Mạnh Nguyên, trường ĐH kiến trúc Hà Nội, thách thức lớn hiện nay là chưa có hệ thống hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy, khuyến khích, bắt buộc các nhà tư vấn, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình tuân theo xu hướng thiết kế và xây dựng công trình xanh bền vững, thiếu sự định hướng của Nhà nước cũng như các quy định về luật. Sự quan tâm của các nhà đầu tư trong việc lựa chọn công nghệ, vật liệu xanh nhằm bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu còn chưa nhiều.

Nhìn từ góc độ chính sách, GS.TS Hoàng Mạnh Nguyên cho rằng, cần sớm xây dựng một cơ chế hỗ trợ và khuyến khích công trình xanh thông qua việc ban hành các hệ thống luật liên quan. Cụ thể là xây dựng cơ chế, chính sách tài chính khuyến khích phát triển công trình xanh; quan tâm phát triển công trình xanh trong thể loại nhà ở, nhà công cộng, tòa nhà thương mại được đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Đồng thời hoàn thiện hệ thống định mức, quy chuẩn tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng công trình xanh…

Về giải pháp kỹ thuật, Chủ tịch CLB Mô phỏng hiệu năng công trình xây dựng Việt Nam (IBPSA - Vietnam), KTS Trần Thành Vũ nêu quan điểm, đối với công trình đủ lớn (từ 2.500m2 trở lên) khi xin phép xây dựng cần có hồ sơ hợp quy tuân thủ các yêu cầu của QCVN 09:2017/BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả, ít nhất là ở mức tối thiểu.

Sau đó, công trình nào chứng minh được tiết kiệm năng lượng vượt trội so với mức tối thiểu này thì cho phép nhận một số ưu đãi như cho thêm tầng, thêm mật độ xây dựng hoặc cho vay lãi suất thấp hơn, cấp giấy phép xây dựng ưu tiên, khi vận hành cho phép giảm tiền điện hay VAT trong 5 - 10 năm, có cơ chế thưởng cho những người làm thiết kế... Ngoài ra, theo các chuyên gia, cần tạo lập môi trường cho công trình xanh thông qua sự cân bằng giữa kinh tế và môi trường; đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xây dựng công trình xanh và phát triển, sản xuất vật liệu xây dựng xanh, thân thiện môi trường.

Việc xây dựng các tiêu chuẩn ISO và hệ thống đánh giá cho các công trình và sản phẩm xây dựng xanh; xây dựng các mô hình thực hiện từ chính sách, thí điểm, lựa chọn hình mẫu chuẩn và áp dụng nhân rộng cũng là những giải pháp cần sớm thực hiện. Không chỉ ở TP Hà Nội mà nhiều địa phương trên cả nước được “phủ xanh” nhiều hơn nữa bằng các công trình xanh bền vững, thân thiện với môi trường.

Theo Bộ Xây dựng, mục tiêu đến năm 2030, 25% vật liệu xây dựng sản xuất trong nước được chứng nhận “sản phẩm xanh”, phân khúc chung cư giảm ít nhất 25% lượng phát thải khí nhà kính so năm 2020, 100 công trình đầu tư mới và các công trình sửa chữa, cải tạo phải tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả. Đến năm 2050, mục tiêu 50% khu đô thị mới và 10% tổng số đô thị đạt tiêu chí “đô thị xanh”, phát thải các-bon thấp.
Hà Nội đẩy mạnh truyền thông về giao thông công cộng xanh và an toàn
Từ "Công viên xanh trong lòng thành phố" đến mục tiêu 1 tỷ cây xanh
Đưa Hà Nội trở thành thành phố có nền công nghiệp xanh, công nghệ cao
Triệu Tâm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Diễn đàn “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” năm 2024

Diễn đàn “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” năm 2024

Chiều 19/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức Diễn đàn “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” năm 2024.
Hà Nội: hàng trăm công nhân, người lao động được khám sức khỏe và trợ giúp pháp lý miễn phí

Hà Nội: hàng trăm công nhân, người lao động được khám sức khỏe và trợ giúp pháp lý miễn phí

Trong khuôn khổ Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, hàng trăm công nhân và người lao động được khám sức khỏe và trợ giúp pháp lý miễn phí.
Công an phường Trung Liệt giúp đỡ công dân đi lạc về với gia đình

Công an phường Trung Liệt giúp đỡ công dân đi lạc về với gia đình

Công an phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội vừa giúp đỡ một công dân đi lạc về với gia đình. Người thân vui mừng, xúc động cảm ơn các cán bộ chiến sỹ đã vì Nhân dân phục vụ…
Hà Nội điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 một số quận

Hà Nội điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 một số quận

UBND TP Hà Nội vừa ban hành các Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của các quận trên địa bàn TP: Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông.
Trạm dừng nghỉ phải có trụ sạc cho xe điện

Trạm dừng nghỉ phải có trụ sạc cho xe điện

Trạm dừng nghỉ loại 1, loại 2 có diện tích 5.000 - 10.000m2 trở lên phải có trụ sạc, điểm đỗ riêng cho xe điện là quy định mới nhất của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trong Thông tư 09/2024.
Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Dự báo thời tiết ngày 20/4/2024: Hà Nội chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 20/4/2024: Hà Nội chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 20/4/2024, Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 25-27 độ. Nhiệt độ cao nhất: 33-35 độ, có nơi trên 35 độ.
Hà Nội: đẩy mạnh tuyên truyền các mô hình, giải pháp, công nghệ bảo vệ môi trường

Hà Nội: đẩy mạnh tuyên truyền các mô hình, giải pháp, công nghệ bảo vệ môi trường

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND tổ chức Chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024.
Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Hà Nội nắng nóng, có nơi trên 36 độ

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Hà Nội nắng nóng, có nơi trên 36 độ

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024, Hà Nội có mây, đêm không mưa, ngày nắng nóng. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 24-26 độ. Nhiệt độ cao nhất: 35-36 độ, có nơi trên 36 độ.
Kỳ 3: đánh đập, xúc phạm học sinh bằng ngôn từ "chợ búa"

Kỳ 3: đánh đập, xúc phạm học sinh bằng ngôn từ "chợ búa"

Những năm gần đây, ngành giáo dục xảy ra nhiều sự việc đáng tiếc về hành xử không chuẩn mực của giáo viên đối với học sinh như đánh đập, xúc phạm học sinh bằng những ngôn từ "chợ búa".
Thành tích “khủng” của 5 học sinh Thủ đô tham dự Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc

Thành tích “khủng” của 5 học sinh Thủ đô tham dự Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc

Với thành tích nổi bật trong học tập, rèn luyện, đặc biệt là trong đợt thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 5 đội viên tiêu biểu của Hà Nội sẽ tham dự Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V năm 2024.
Học phí ngành Báo chí, Truyền thông cao nhất gần 70 triệu đồng

Học phí ngành Báo chí, Truyền thông cao nhất gần 70 triệu đồng

Nhiều trường đào tạo ngành Báo chí, Truyền thông trên cả nước vừa công bố mức học phí năm học 2024-2025 dự kiến dao động từ 14,3 - 66 triệu đồng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động