Thứ bảy 20/04/2024 21:59

Đưa Hà Nội trở thành thành phố có nền công nghiệp xanh, công nghệ cao

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 để đưa Hà Nội trở thành TP có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, công nghiệp xanh, TP Hà Nội đã chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II cho thấy, có 39,7% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất quý II/2022 tốt hơn quý I/2022, 41,8% số doanh nghiệp dự kiến quý III/2022 sẽ tốt lên so với quý II/2022. Niềm tin của doanh nghiệp vào sự phục hồi và phát triển kinh tế cũng như những quốc sách của Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội ngày càng cao.
Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II có 39,7% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất quý II/2022 tốt hơn quý I/2022, 41,8% số doanh nghiệp dự kiến quý III/2022 sẽ tốt lên so với quý II/2022.

Theo số liệu của Sở Công thương Hà Nội, hoạt động sản xuất công nghiệp Thủ đô những năm gần đây đều đạt kết quả tích cực. Trong 7 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các ngành nghề chế biến, chế tạo có chỉ số IIP tăng cao so với cùng kỳ; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 19,9%, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 19,1%; chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ tăng 17,7%; sản xuất thiết bị điện tăng 12,9%. Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện trên địa bàn Hà Nội đang đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 44 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 821 ha, tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 16 nghìn tỷ đồng. Chủ đầu tư đang tập trung các nguồn lực để thi công, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thiện hạ tầng, đủ điều kiện thu hút nhà đầu tư thứ cấp, đưa các cụm công nghiệp đi vào hoạt động.

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, ngay từ những ngày đầu năm 2022, Sở Công thương đã tham mưu, trình TP ban hành kế hoạch số 35 thực hiện phát triển CNHT TP Hà Nội năm 2022, với mục tiêu có 920 doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực CNHT, trong đó 300 doanh nghiệp trở lên có những sản phẩm và công nghệ đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế; đủ năng lực cung ứng vào chuỗi sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Giá trị sản xuất CNHT chiếm khoảng 16% giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo; chỉ số phát triển CNHT tăng trên 11%.

Theo bà Trần Thị Phương Lan, Sở Công thương cũng đã phối hợp với các đơn vị tập trung triển khai các nhiệm vụ, kết nối hỗ trợ các doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước; Xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu; Đồng thời, hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu; xây dựng và công bố thông tin về CNHT hằng năm.

Hiện cộng đồng doanh nghiệp CNHT của TP Hà Nội cũng đang nhanh chóng đón cơ hội, quảng bá sản phẩm, kết nối kinh doanh, đổi mới công nghệ, tìm hiểu yêu cầu của đối tác và "đầu ra" cho sản phẩm để đáp ứng yêu cầu phát triển. Tất cả hướng tới xây dựng đội ngũ doanh nghiệp ngành CNHT của Hà Nội đông đảo về số lượng, bảo đảm về chất lượng, thực sự là lĩnh vực then chốt đóng góp cho sự phát công nghiệp và triển kinh tế của Thủ đô và cả nước.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 để đưa Hà Nội trở thành TP có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, công nghiệp xanh, TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở Công thương cùng các sở ngành, đơn vị liên quan, các hội, hiệp hội… trên địa bàn triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

“Bên cạnh đó, tạo mặt bằng phát triển các khu, cụm công nghiệp để các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào đầu tư. Đồng thời, kết nối doanh nghiệp tham gia các chuỗi sản xuất, kinh doanh, cung ứng trong nước và quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn TP tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại”, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh.

Theo Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) Phạm Tuấn Anh, trong thời gian vừa qua, TP Hà Nội có nhiều chính sách được ban hành về lĩnh vực CNHT cũng như tổ chức đươc nhiều sự kiện kết nối các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp CNHT tham gia vào chuỗi cung ứng. Đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu có 1.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT), trong đó có 40% là doanh nghiệp CNHT của Hà Nội được đủ điều kiện tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. “Đây thực sự là việc rất tốt và là mô hình để các địa phương trong cả nước cùng tham gia học hỏi; có sự đầu tư, hỗ trợ nguồn vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp CNHT tại địa phương mình”, ông Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh.
Hơn 10 quốc gia cùng gần 200 thương hiệu công nghệ & máy móc công nghiệp hiện đại tham dự triển lãm tại Hà Nội
Phấn đấu đến năm 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển toàn diện
Năm 2045, ngành công nghiệp văn hóa đặt mục tiêu đóng góp 10% GRDP của TP Hà Nội
Phát động “Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2022”
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động