Ứng dụng triệt để CNTT trong cải cách hành chính ngành Tư pháp
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCông dân thực hiện TTHC tại Bộ phận Một cửa Sở Tư pháp Hà Nội |
Thúc đẩy và phát triển chính quyền điện tử
Theo đó, Sở Tư pháp đã cấp kinh phí, đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị máy tính, máy in, máy photo, máy scan… để đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ chuyên môn. Đối với hệ thống phần mềm ứng dụng, Sở luôn ưu tiên sử dụng các phần mềm dùng chung do Bộ Tư pháp, UBND TP cung cấp như phần mềm Quản lý văn bản điện tử, một cửa điện tử, cấp phiếu LLTP, quản lý hộ tịch…
Sở Tư pháp cũng là cơ quan có số lượng các thủ tục hành chính lớn, liên quan đến các tổ chức và người dân; số lượng hồ sơ giao dịch hàng ngày tại một cửa rất lớn. Chỉ riêng LLTP mỗi ngày, Bộ phận Một cửa Sở Tư pháp nhận được rất nhiều, từ 300 đến 350 hồ sơ xin cấp Phiếu LLTP, nhờ có sự hỗ trợ của CNTT đã giúp cán bộ Một cửa giải quyết nhanh hơn.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, Trưởng Phòng lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp TP Hà Nội: “Hiện nay, chúng tôi đã thực hiện việc scan hồ sơ và chuyển hồ sơ chứ không phải chuyển bản giấy như trước, điều này tạo sự thuận tiện cho người đân, đồng thời rút ngắn thời gian thực hiện TTHC cấp Phiếu LLT”.
Thực hiện Quy chế 02/QCPH-TTLLTPQG-C53 ngày 29/6/2018 về việc phối hợp tra cứu, xác minh thông tin để cấp phiếu LLTP, 100% hồ sơ yêu cầu cấp phiếu LLTP được chuyển và nhận trên phần mềm. Từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/10/2021, Sở Tư pháp đã chuyển tổng số 46.573 hồ sơ trên phần mềm với số hồ sơ đúng hạn là 45.983hồ sơ (chiếm 98,7%).
Dưới sự chỉ đạo của Sở Tư pháp, UBND cấp quận, huyện và Phòng Tư pháp cũng triển khai ứng dụng hiệu quả CNTT trong hoạt động chuyên môn, đặc biệt là trong công tác cải cách thủ tục hành chính tại địa phương. Tiếp tục duy trì thực hiện tốt phần mềm đăng ký khai sinh điện tử có kết nối với hệ thống cấp số định danh cá nhân cho trẻ em ngay khi đăng ký khai sinh. Việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch đáp ứng yêu cầu.
TP tiếp tục vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống Một cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực chứng thực. UBND các cấp đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác; công chức được sử dụng phần mềm một cửa, sổ chứng thực điện tử nên công việc nhanh và chính xác. Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý văn bản điện tử, lưu trữ hồ sơ, phần mềm quản lý hộ tịch… được thực hiện có hiệu quả, đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho cả cán bộ và người dân, giảm thời gian đi lại và các chi phí không cần thiết.
Sở Tư pháp Hà Nội cho biết, tăng cường ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan ngành tư pháp và chính quyền các cấp; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công thuộc lĩnh vực tư pháp cho người dân, tổ chức.
Đầu tư thiết bị CNTT cho cơ quan Tư pháp các cấp
Từ những kết quả đạt được, năm 2022, công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, UBND TP Hà Nội cho biết, TP tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các văn bản: Công bố quy trình giải quyết TTHC lĩnh vực Tư pháp; Quy chế thực hiện liên thông các TTHC về Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí.
Tiếp tục triển khai thí điểm việc ủy quyền cho công chứng Tư pháp - hộ tịch phường ký chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký. Xây dựng và triển khai Đề án thực hiện thí điểm liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế trên địa bàn TP Hà Nội.
Đồng thời, đầu tư thiết bị CNTT cho các cơ quan Tư pháp từ TP đến cơ sở, hiện đại hóa các khâu tiếp nhận, xử lý, giải quyết, trao đổi thông tin giữa các cơ quan Nhà nước trong việc xử lý công việc, giải quyết TTHC. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT cho đội ngũ cán bộ tư pháp các cấp nhằm đáp ứng kịp thời về chuyên môn, nghiệp vụ công tác.
Bên cạnh đó, nghiên cứu giải pháp ứng dụng CNTT về quản lý cơ sở dữ liệu chứng thực; triển khai hiệu quả chứng thực điện tử theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Thành ủy về “Xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án về Xây dựng Thành phố thông minh, Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước”.
Tiếp tục triển khai việc rà soát, sửa đổi, điều chỉnh hoặc xây dựng mới các dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo 100% các TTHC lĩnh vực Tư pháp đủ điều kiện đều được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu xây dựng những cơ sở dữ liệu quan trọng của ngành Tư pháp.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại