Trợ giúp pháp lý cho người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị buộc tội
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTuyên truyền, trợ giúp pháp lý giúp người dân có thêm hiểu biết về luật. |
Năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng trung tâm vẫn chú trọng công tác tiếp dân tại trụ sở, luôn bố trí cán bộ trực tiếp dân tại trụ sở của trung tâm và các chi nhánh. Từ đầu năm đến 31-10-2021, trung tâm đã tiếp 89 lượt người đến yêu cầu tư vấn tại trụ sở trung tâm và các chi nhánh với 10 vụ việc và 79 việc thuộc các lĩnh vực pháp luật: Hình sự, dân sự, đất đai, hành chính, hôn nhân và gia đình.
Bên cạnh đó, trung tâm đã tổ chức được 137 cuộc truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật tại các xã, phường, thị trấn, trường học và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội, đã thu hút được 12.289 lượt người tham dự, tư vấn trực tiếp cho 2.582 lượt người với 2.582 việc thuộc các lĩnh vực pháp luật: Hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, nhà ở, môi trường, lao động việc làm, bảo hiểm, khiếu nại, tố cáo, hành chính, chính sách ưu đãi, lĩnh vực pháp luật khác.
Từ 01-01-2021 đến 31-10-2021, trung tâm đã thụ lý và ban hành quyết định cử trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng để bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 984 người trong 984 vụ việc và tiếp tục thực hiện 461 vụ việc tham gia tố tụng từ năm 2020 chuyển sang. Trong đó, 36 lượt người có công với cách mạng, 25 lượt người nghèo và 184 trẻ em. Ngoài ra, trung tâm còn trợ giúp cho 232 lượt người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi,...
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Tất Doanh, trợ giúp viên pháp lý thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội cho biết, trong thời gian vừa qua, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng anh vẫn cố gắng hoàn thành công việc cũng như trợ giúp pháp lý cho nhiều trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị buộc tội.
Kể lại sự việc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị buộc tội, anh Doanh cho hay, vào khoảng 0h ngày 9-7-2020, N.Đ.T điều khiển xe máy đến khu vực nhà ông N.Q.H ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội ăn trộm một máy đầm dùi, 2 máy cắt kim loại,... tổng giá trị tài sản là gần 3 triệu đồng.
Quá trình điều tra, T đã thừa nhận hành vi phạm tội và bị VKSND huyện Thạch Thất truy tố về tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS với khung hình phạt từ 6 - 8 tháng tù.
Là người bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, anh Nguyễn Tất Doanh đã trình bày với HĐXX TAND huyện Thạch Thất các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo N.Đ.T như thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; bị cáo phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại; giá trị tài sản trộm cắp thuộc mức thấp của khung hình phạt. Sau khi nghe các bên trình bày cũng như sự ăn năn hối cải của bị cáo, HĐXX TAND huyện Thạch Thất đã tuyên phạt bị cáo T 4 tháng tù giam.
Một trường hợp khác phạm tội trộm cắp tài sản ở huyện Hoài Đức với 11 giỏ phong lan trị giá hơn 264 triệu đồng. VKSND huyện Hoài Đức truy tố bị can N.V.C tội trộm cắp tài sản theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 173 BLHS với khung hình phạt từ 5 năm - 5 năm 6 tháng tù. Sau khi nghe trợ giúp viên pháp lý trình bày các tình tiết như: Bị can thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; bị can phạm tội lần; phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại; vai trò của bị can chỉ là vai trò giúp sức trong vụ án đồng phạm; gia đình bị can có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ đi làm xa không về. HĐXX TAND huyện Hoài Đức đã tuyên phạt bị cáo 5 năm tù.
Trợ giúp viên pháp lý phân tích các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo “ăn trộm nhẫn” Do có hoàn cảnh khó khăn, em út bị khuyết tật bẩm sinh nên T.N.K đã ăn trộm 2 chiếc nhẫn của ông chủ. Khi ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại