Thứ tư 24/04/2024 13:13

Triệu chứng cúm A ở trẻ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhận biết sớm triệu chứng cúm A ở trẻ sẽ giúp các bậc cha mẹ có cách xử lý tốt nhất để con không bị trở nặng.
Triệu chứng cúm A ở trẻ
Triệu chứng cúm A ở trẻ

Triệu chứng cúm A ở trẻ

Cúm A có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn yếu. Khi bị mắc cúm A trẻ sẽ rất mệt và đau nhức toàn cơ thể. Dưới đây là những triệu chứng cúm A ở trẻ sớm nhất để cha mẹ có cách xử lý cho con.

Ở trẻ em, sốt do cúm A tương đối phổ biến với các em dưới 24 tháng tuổi. Khi cúm A mới chỉ ở thể nhẹ thì các con có thể bị sốt từ 38.5 trở lên và cảm giác nhức đầu đi kèm với mỏi cơ, lười vận động, ho. Trẻ cũng có thể nôn, trớ nhiều lần trong ngày, háo nước,...

Tuy nhiên khi trẻ mắc cúm A biến chuyển nặng (tức là sốt từ 39 độ C trở lên) thì có thể sẽ bỏ ăn, bỏ bú, lòng bàn tay và gan bàn chân lạnh. Cha mẹ thường sẽ đồng thời ghi nhận được các triệu chứng phụ như con thở nhanh, ngủ li bì. Một số trường hợp sốt do cúm A nặng hơn thì trẻ còn bị sốt cao đi kèm co giật.

Các biến chứng cúm A ở trẻ em

Trẻ em có hệ miễn dịch còn non yếu nên có thể gặp phải các biến chứng cúm A nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế, cha mẹ nên cho con đi khám ngay lập tức khi có các triệu chứng cúm A. Cúm A cũng có thể dẫn đến viêm phổi hoặc tử vong.

Nếu không được điều trị, bệnh cúm A có thể gây ra các biến chứng như:

Nhiễm trùng tai

Bệnh tiêu chảy

Buồn nôn

Nôn mửa

Chóng mặt

Đau bụng

Tức ngực

Cơn hen suyễn

Viêm phổi

Viêm phế quản

Các vấn đề về tim mạch

Cách phòng chống bệnh cúm A

Để phòng ngừa bệnh cúm A hiệu quả cho những đối tượng có nguy cơ cao mắc cúm A như trẻ em và người cao tuổi nói riêng và tất cả các đối tượng khác nói chung, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

Vệ sinh cá nhân cẩn thận: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Trong mùa dịch, cần tránh tập trung nơi đông người. Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cần tránh tiếp xúc với với bệnh nhân mắc cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm.

Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ cúm như sốt, ho, sổ mũi,… nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xác định bệnh. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.

Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn thông thường.

Tăng cường sức đề kháng bằng cách tập thể dục, chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.

Tiêm vắc xin phòng cúm đầy đủ, đúng lịch. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao cần được tiêm phòng đầy đủ trước mùa dịch.

Trên đây là những triệu chứng cúm A ở trẻ cha mẹ cần lưu ý.

Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động