Thứ sáu 08/11/2024 18:27

Triển khai công tác Trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý năm 2023

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 01/KH-TGPL về công tác trợ giúp pháp lý năm 2023, trong đó, nhiều chương trình trợ giúp pháp lý cho các đối tượng chính sách được trợ giúp pháp lý.
Triển khai công tác Trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý năm 2023
Trợ giúp viên pháp lý truyền thông về Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản pháp luật khác. Ảnh: Công Phương

Tiếp tục tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 12/10/2020 của UBND TP Hà Nội triển khai chương trình trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 283/KH-UBND ngày 28/10/2022 của UBND TP Hà Nội về triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022 - 2030; Kế hoạch số 284/KH-UBND ngày 28/10/2022 của UBND TP Hà Nội về triển khai thực hiện nội dung trợ giúp pháp lý của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025 và các Kế hoạch khác của UBND TP có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý cho các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 01/KH-TGPL về công tác trợ giúp pháp lý năm 2023 nhằm tăng cường sự phối hợp của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, đoàn thể để hoạt động trợ giúp pháp lý được triển khai sâu rộng, đáp ứng nhu cầu của người được hưởng chính sách của nhà nước về trợ giúp pháp lý. Đồng thời, cung cấp các dịch vụ pháp lý có chất lượng, hiệu quả trên cơ sở phát huy vai trò nòng cốt của Trợ giúp viên pháp lý, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý.

Theo đó, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội sẽ thực hiện các công việc như tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng như: Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có liên quan nhằm đảm bảo quyền được trợ giúp pháp lý cho những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý trong các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, vụ án hành chính.

Cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, người bị tố giác, người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là người được trợ giúp pháp lý khi họ có yêu cầu trợ giúp pháp lý, giúp họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bên cạnh đó, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội cũng tăng cường hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật tại các xã/phường/thị trấn, nhất là tại các xã xa trung tâm thành phố, các xã dân tộc, miền núi, hoặc tại các xã nơi người dân có nhiều vướng mắc pháp luật. Năm 2023, phối hợp với Phòng Tư pháp, Phòng Giáo dục và Đạo tạo, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Người khuyết tật... tổ chức từ 360 đến 420 cuộc truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý như người có công với cách mạng, người nghèo, trẻ em, người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính, người khuyết tật có khó khăn về tài chính...

Cùng với đó, trung tâm phối hợp với các cơ quan báo, đài để thực hiện truyền thông về trợ giúp pháp lý bằng các hình thức như tin, bài, phóng sự, phát thanh, truyền hình. Biên soạn, in ấn tài liệu phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và hoạt động trợ giúp pháp lý như: tờ gấp pháp luật, đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, tờ thông tin về trợ giúp pháp lý... Phối hợp với cơ quan Công an để thực hiện đặt bảng thông tin về trợ giúp pháp lý tại trụ sở công an xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.

Phối hợp với các Trung tâm Điều dưỡng người có công, Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tư pháp, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hội Cựu chiến binh, Hội Người khuyết tật, Hội Người mù, Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội Liên hiệp phụ nữ... để tổ chức thực hiện từ 100 đến 120 cuộc truyền thông về trợ giúp pháp lý và phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành hoặc các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống của các đối tượng như người có công với cách mạng, trẻ em, người nghèo, người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính, người khuyết tật có khó khăn về tài chính...

Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội còn tổ chức các hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên và Luật sư ký hợp đồng với Trung tâm. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về trợ giúp pháp lý. Tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi nghiệp vụ về các lĩnh vực pháp luật được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý; các buổi tọa đàm trao đổi về kỹ năng trợ giúp pháp lý cho những đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý đặc thù. Tổ chức triển khai việc khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trợ giúp pháp lý tại các tỉnh, thành phố khác để nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn Thành phố.

Bồi dưỡng kiến thức đối với các cá nhân phối hợp về trợ giúp pháp lý: Hướng dẫn cho công chức Phòng Tư pháp, cán bộ cấp xã (cán bộ tư pháp hộ tịch, công an xã và các công chức cấp xã khác) về cơ chế phối hợp thông tin trợ giúp pháp lý; Tổ chức bồi dưỡng kiến thức trợ giúp pháp lý cho cán bộ thôn, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có uy tín, các tổ chức và cá nhân có liên quan để có khả năng thông tin, giải thích về trợ giúp pháp lý cho người dân và giới thiệu người dân thuộc diện trợ giúp pháp lý đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước khi gặp vướng mắc pháp luật, làm cầu nối giữa người dân với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.

“Nếu được lựa chọn công việc, tôi vẫn chọn trợ giúp pháp lý” “Nếu được lựa chọn công việc, tôi vẫn chọn trợ giúp pháp lý”

Đấy là câu nói đầy tâm huyết từ trợ giúp viên pháp lý (TGVPL) Đỗ Thị Thào, người gắn bó hơn 12 năm với công ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động