Thứ tư 24/04/2024 05:30
Trong khuôn khổ Tháng hành động vì trẻ em năm 2023

Trẻ được lắng nghe, chia sẻ, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề về trẻ em; tăng cường nhận thức, kỹ năng của trẻ em, gia đình, cộng đồng; chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh; thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện. Hà Nội đã đưa ra các giải pháp và việc làm thiết thực, chăm lo cho trẻ em, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn…
Bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện, cần tăng cường nhận thức, kỹ năng của trẻ em, chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh
Bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện, cần tăng cường nhận thức, kỹ năng của trẻ em, chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh

Trang bị kỹ năng sống cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn

Trong khuôn khổ Tháng hành động vì trẻ em năm 2023, từ đầu tháng 6 đến nay, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, trang bị kỹ năng sống, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn Thủ đô.

Cụ thể, đã tổ chức các hoạt động trang bị kỹ năng sống cho 450 trẻ em ở các quận, huyện: Hà Đông, Mỹ Đức, Thanh Trì, Chương Mỹ; truyền thông học sinh cho 480 trẻ em ở Trường THCS Bình Phú - Thạch Thất; tổ chức hoạt động tư vấn cho 300 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bao gồm 111 trẻ trên địa bàn các huyện Gia Lâm, Mỹ Đức, Thạch Thất, Ứng Hòa, Phúc Thọ đang được Quỹ Thiện Tâm hỗ trợ kinh phí dài hạn.

Thông qua hoạt động tư vấn trực tiếp, trẻ được cung cấp các kiến thức pháp luật liên quan, tuổi dậy thì; kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục; kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích và các địa chỉ hỗ trợ cho trẻ em khi gặp khó khăn.

Trẻ được lắng nghe, chia sẻ, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và được tư vấn, tham vấn về tâm lý, học tập, mối quan hệ với, gia đình, bạn bè...

Từ đó, trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ đối với sức khỏe, tính mạng, nhận biết thế mạnh của bản thân nhằm nâng cao khả năng tự giải quyết các vấn đề gặp phải.

Bên cạnh đó, trước sự phát triển của công nghệ thông tin, internet mang lại nhiều lợi ích nhưng không ít rủi ro với trẻ em, nhất là trong thời đại công nghệ số, kỷ nguyên số, công dân số... Thực tế cho thấy, trẻ ngày càng dành nhiều thời gian sử dụng internet, cùng với đó, phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Vì vậy, tại Hội thảo “Trẻ em trong thế giới số - Giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội” do Cục Trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức sáng 24/5, tại Hà Nội.

Việc nghiêm cấm công bố, tiết lộ thông tin đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ mà không được sự đồng ý của trẻ từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ. DN cung cấp dịch vụ mạng có trách nhiệm ngăn chặn chia sẻ thông tin có nội dung gây nguy hại, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp lực lượng chuyên trách để xử lý… đã được đưa ra thảo luận và tìm giải pháp.

Quan tâm đầu tư nguồn lực, chăm lo cho trẻ em

Theo Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Đặng Hoa Nam: Trong thời gian sắp tới, nhất là trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cần tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ trẻ em, đặc biệt là đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ, công tác xã hội, tham vấn học đường, tâm lý học đường để giải quyết được những vấn đề liên quan đến bạo lực đối với trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em ở trong trường học, cũng như trong gia đình.

Cùng với đó, phải chú trọng xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Đồng thời, tổ chức diễn đàn để trẻ em thảo luận, đề xuất kiến nghị, sáng kiến, bảo đảm các quyền của trẻ em. Việc này một mặt nhằm tăng cường vận động nguồn lực xã hội ủng hộ, hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của xâm hại, bạo lực; mặt khác, chú trọng xây dựng các công trình, trường, lớp học, nhà bán trú, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em.

Bên cạnh đó Cục trưởng cũng nhấn mạnh giải pháp để giảm thiểu tổn hại trẻ em đó là: Các cơ quan thực thi pháp luật cần phải làm triệt để hơn nữa việc xử lý những vi phạm trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Chính quyền, cộng đồng dân cư ở đó phải nâng cao trách nhiệm trong việc khắc phục, đồng thời tăng cường dạy bơi, hướng dẫn kỹ năng an toàn, tăng cường rà soát lại môi trường an toàn, không để tái diễn các vụ việc tương tự.

Thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có nhiều hoạt động cụ thể để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Đáng chú ý, Bộ đã phối hợp chỉ đạo và thực hiện: Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; xây dựng, tích hợp các kênh thông báo trực tuyến về các vấn đề liên quan đến trẻ em trên môi trường mạng với Tổng đài 111.

Đặc biệt, Bộ phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an kiểm tra, xử lý kịp thời các nội dung đăng tải trên các báo điện tử, mạng xã hội có nội dung xấu, độc, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em và từ phản ánh của người dân qua Tổng đài 111.

Tăng cường triển khai các biện pháp kỹ thuật, chặn lọc, gỡ bỏ nội dung không phù hợp với trẻ em. Bên cạnh đó là sử dụng chính môi trường mạng để tăng cường sáng tạo tương tác trên môi trường mạng, nâng cao nhận thức của cha mẹ và trẻ em.

Người đàn ông đi khai sinh cho nhiều trẻ em ở bãi bồi sông Hồng
1.500 trẻ nhỏ thử tài chiến binh nhí tại Hà Nội
Đem những giọt yêu thương tới trẻ em vùng cao
Linh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động