Thứ sáu 22/11/2024 10:50

Trào lưu cài điện thoại ở cửa sổ máy bay để quay clip “sống ảo”, cần sớm có chế tài xử phạt nghiêm khắc

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bắt đầu từ một hot tiktoker cài điện thoại ở cửa số máy bay, nhằm quay lại diễn biến bên ngoài không gian máy bay trong hành trình mà dạo gần đây, nhiều người trẻ “đua nhau” cài điện thoại ngoài cửa sổ máy bay để làm “clip sống ảo” – như cách nói trên mạng xã hội, mà không biết rằng điều này tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh, an toàn bay.
Trào lưu cài điện thoại ở cửa sổ máy bay để quay clip “sống ảo”, cần sớm có chế tài xử phạt nghiêm khắc
Xuất hiện hình ảnh chiếc điện thoại cài ngoài cửa sổ máy bay ngay cả khi cất/hạ cánh - một trào lưu giới trẻ đang "đua nhau" thực hiện những ngày gần đây.

Xuất hiện điện thoại ngoài khung cửa máy bay, Cục Hàng không nói gì?

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh một chiếc điện thoại thông minh được đặt bên ngoài tấm che cửa sổ trên máy bay. Nhiều người cho rằng chủ nhân của chiếc điện thoại làm như vậy để quay video trong khi bay để đăng lên TikTok, YouTube...

Để có được những thước phim đẹp, quay cảnh máy bay cất cánh hoặc khung cảnh bầu trời trong khi đang bay, người dùng sẽ bật điện thoại ở chế độ quay time-lapse và giữ như vậy trong khoảng thời gian nhất định tuỳ độ dài của video.

Và đáng nguy ở chỗ, trào lưu này đang lan rộng, nhiều người “học theo” nhằm có những clip chân thực nhất để “up mạng chơi”.

Liên quan tới vấn đề này, ông Đinh Việt Sơn - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, hành động này rất nguy hiểm, đe dọa an toàn của chuyến bay do điện thoại có thể cháy nổ.

Ông Sơn cho hay, điện thoại thông minh không thuộc danh mục đồ vật cấm hoặc nguy hiểm trong danh mục về an ninh hàng không. Trong chuyến bay, hành khách chỉ phải tắt điện thoại hoặc chuyển sang chế độ máy bay. Tuy nhiên, việc quay phim trên chuyến bay, đặc biệt là quay liên tục nhiều tiếng, điện thoại nóng, kết hợp với tác động của ánh sáng mặt trời trong thời gian dài sẽ có nguy cơ cháy nổ.

Vì sao cần tắt điện thoại, kéo cửa sổ khi máy bay cất/hạ cánh?

Để đảm bảo an toàn bay, hiện nay tất cả các hãng hàng không trên thế giới trong đó có Việt Nam đều yêu cầu tắt điện thoại, kéo cửa sổ khi máy bay cất cánh, hạ cánh.

Từ năm 1991, Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC) đã ban hành lệnh cấm sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân bao gồm cả điện thoại di động trên máy bay.

Lý do hàng đầu được FCC đưa ra là hoạt động của các thiết bị có thể phát ra sóng vô tuyến gây nhiễu hệ thống điện tử nhạy cảm của máy bay. Máy bay được trang bị một loạt các hệ thống điện tử cho phép phi công và bản thân máy bay liên lạc với mặt đất, hỗ trợ định hướng và giám sát các trang thiết bị khác. Các hệ thống này được gọi là hệ thống điện tử hàng không. Rất nhiều thành phần trong hệ thống sử dụng tín hiệu radio để gửi nhận thông tin do đó chúng tiềm năng bị nhiễu bởi các thiết bị phát sóng sử dụng tần số radio tương tự.

Bức xạ tần số radio còn có khả năng ảnh hưởng đến dòng điện trong các dây dẫn do đó hệ thống điện tử hàng không có thể bị ảnh hưởng. Mặc dù đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy tác động của các thiết bị điện tử đối với hoạt động của máy bay nhưng lệnh cấm này vẫn tồn tại và nhiều hãng hàng không trên thế giới đã hưởng ứng theo phương châm "an toàn là trên hết".

Trào lưu cài điện thoại ở cửa sổ máy bay để quay clip “sống ảo”, cần sớm có chế tài xử phạt nghiêm khắc
Sử dụng điện thoại trên máy bay, đóng cửa sổ vào thời điểm cất, hạ cánh máy bay là hành vi bị cấm

Thêm vào đó, giai đoạn cất cánh và hạ cánh của máy bay được xem là 2 giai đoạn quan trọng nhất đối với mỗi chuyến bay và đòi hỏi phi hành đoàn phải tập trung cao độ, duy trì liên lạc với trạm kiểm soát không lưu ATC và đảm bảo hoạt động của tất cả các trang thiết bị trên máy bay. Giai đoạn cất cánh và hạ cánh được xác định khi máy bay đang bay dưới 10,000 ft (~ 3048m) và trung bình một chiếc máy bay sẽ mất khoảng từ 15 đến 20 phút để đạt độ cao này. Do đó, giới hạn sử dụng thiết bị điện tử sẽ nằm trong khoảng thời gian bắt đầu và kết thúc chuyến bay.

Điện thoại di động dĩ nhiên bị cấm sử dụng hoàn toàn trên chuyến bay. Khi được yêu cầu tắt nguồn hay đưa máy về chế độ Airplane Mode có nghĩa thiết bị phải được đảm bảo ngắt hoàn toàn các kết nối vô tuyến. Các thiết bị điện tử khác như máy nghe nhạc, máy chơi game, laptop v.v... phải được tắt trong giai đoạn cất và hạ cánh. Các thiết bị như máy trợ tim, trợ thính, dao cạo râu chạy điện vẫn được sử dụng bởi chúng không gây nhiễu.

Ngoài việc loại trừ nguy cơ gây nhiễu thì việc cấm sử dụng thiết bị điện tử cũng ngăn ngừa khả năng gây tổn thương cho hành khách trong trường hợp máy bay dằn xóc khi đi vào vùng thời tiết xấu, thiết bị có thể bị hất văng gây nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc cấm sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân trong quá trình cất hạ cánh cũng giúp cho hành khách tập trung theo dõi các chỉ dẫn an toàn bay hơn và phi hành đoàn cũng không bị phân tâm khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Bên cạnh việc phải tắt điện thoại di động và các thiết bị điện tử khi máy bay cất và hạ cánh thì điều tiếp theo bạn phải làm là mở ô cửa sổ hay cụ thể là tấm che cửa sổ.

Trong trường hợp khẩn cấp, thời gian thoát khỏi máy bay sẽ được tính bằng giây. Nếu tấm che cửa sổ được mở, phi hành đoàn có thể quan sát điều kiện bên ngoài và điều này giúp họ lên kế hoạch sơ tán, chẳng hạn như phải sử dụng cửa thoát hiểm nào.

Trong các chuyến bay ban ngày, việc mở cửa sổ và mở tối đa ánh sáng trong cabin sẽ giúp mắt người làm quen với ánh sáng tốt hơn. Điều này có nghĩa nếu có điều gì bất thường và hành khách cần phải được sơ tán nhanh chóng thì độ tương phản ánh sáng sẽ không bị thay đổi đột ngột và hành khách không bị ảnh hưởng đến thị lực.

Vào ban đêm, tấm che cửa sổ được mở, ánh sáng trong cabin được giảm xuống giúp các nhân viên cứu hộ dưới mặt đất có thể quan sát những gì xảy ra bên trong cabin dễ dàng từ bên ngoài.

Hành khách được yêu cầu mở tấm che cửa sổ trước khi cất/hạ cánh bởi đây là những giai đoạn quan trọng trong mỗi chuyến bay và hầu hết các tai nạn hàng không đều xảy ra trong giai đoạn này.

Vì những lí do đó, việc người trẻ sử dụng điện thoại, cài ở cửa sổ mỗi chuyến bay (trong hoàn cảnh cửa đóng, không kéo lên theo đúng yêu cầu an toàn bay) là hoàn toàn sai quy định.

Ông Đinh Việt Sơn - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Sơn cho biết đang yêu cầu các bộ phận liên quan nghiên cứu tác động để đưa ra các quy định, chế tài cần thiết. Trước mắt, các hãng hàng không cần nhắc nhở hành khách không thực hiện việc cài điện thoại ở bên ngoài tấm che cửa sổ để quay chụp trong thời gian dài, bảo đảm an toàn của chuyến bay.

Cảnh báo nguy cơ mất an toàn bay do thả diều, đốt rơm rạ gần sân bay
Bảo đảm an toàn cho các chuyến bay, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch
Siết chặt an toàn khai thác tại các cảng hàng không, sân bay
Phú An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động